Siêu giun này thể hoạt động như một "nhà máy tái chế nhựa mini"

HaiiDeas

Viết dạo...
Tham gia
23/4/16
Bài viết
14,115
Được thích
17,189
1507 #1


Mức độ nghiêm trọng của rác thải nhựa ngày càng tăng cao khiến các nhà khoa học phải liên tục tìm kiếm những giải pháp nhằm giảm thiểu bớt tác động của nó đến môi trường. Thử nghiệm gần đây nhất từ nhóm nghiên cứu tại Đại học Queensland (Úc) cho thấy rằng, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng một loại "siêu giun" để xử lý nhựa nhờ vào lượng enzym đặc biệt trong cơ thể chúng, giúp chuyển hóa nguồn "thức ăn" này thành năng lượng và thậm chí còn khiến giun tăng cân.

Loại giun sử dụng trong nghiên cứu thuộc loài Zophobas Morio, được đặt biệt danh là "siêu giun" do bản chất to lớn của chúng. Số lượng cá thể thử nghiệm sẽ chia thành ba nhóm khác nhau nhằm xác định xem liệu các "siêu giun" này có khả năng phân hủy chất thải nhựa sau khi hấp thụ vào cơ thể hay không. Nhóm thứ nhất được cho ăn cám, nhóm thứ hai chỉ ăn Polystyren (hợp chất hóa học với thành phần chủ yếu là nhựa) và một nhóm khác bị bỏ đói.

Sau khoảng thời gian ba tuần liên tiếp, nhóm cá thể giun Zophobas được cho ăn polystyrene mang lại nhiều kết quả bất ngờ. Mặc dù có những tác động tiêu cực đến sức khỏe, nhưng phần lớn giun vẫn tăng cân. Theo tiến sĩ Chris Rinke, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, những siêu giun được cho ăn nhựa dẻo không chỉ sống sót bình thường mà thậm chí còn tăng nhẹ về trọng lượng, điều này cho thấy rằng chúng có thể lấy năng lượng từ polystyrene nhờ hệ tiêu hóa chứa vi khuẩn đặc biệt.



Khi sử dụng kỹ thuật metagenomics, các nhà khoa học phát hiện ra một tập hợp các enzym vi khuẩn chịu trách nhiệm phân hủy polystyrene. Điều này mang đến cho chúng ta những hiểu biết đầu tiên về đường trao đổi chất để "siêu giun" phân hủy được nhựa, hoàn toàn có thể giúp tạo ra những sản phẩm phụ có giá trị.

Khi cho ăn polystyrene, siêu giun giống như một nhà máy tái chế mini, dùng miệng cắt nhỏ nhựa và đưa vào trong cơ thể, sau đó vi khuẩn đường ruột của chúng sẽ thực hiện quá trình tiêu hóa. Theo các nhà khoa học thì sản phẩm phân hủy từ phản ứng này sau đó có thể được sử dụng bởi các vi sinh vật khác để tạo ra những hợp chất có giá trị cao như nhựa sinh học.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Microiotics Society, nếu quan tâm bạn có thể xem chi tiết tại đây: Insights into plastic biodegradation: community composition and functional capabilities of the superworm (Zophobas morio) microbiome in styrofoam feeding trials | Microbiology Society

Xem thêm:


TECHRUM.VN / THEO: NEWATLAS
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom