So sánh thực nghiệm TV QLED của Samsung với 2 mẫu TV khác, QLED có thật sự tốt?

thudm

Well-Known Member
Tham gia
28/6/19
Bài viết
1,335
Được thích
701
2870 #1
Samsung là 1 trong những cái tên nổi bật nhất khi người dùng cân nhắc lựa chọn 1 chiếc TV. Và Samsung cũng là 1 trong những thương hiệu tiên phong đột phá và không ngừng cải tiến. Bản thân họ cũng nói rất nhiều về công nghệ QLED, về sự khác biệt của những chiếc TV QLED nhưng nó có thật sự tốt không? Hãy cùng kiểm chứng bằng bài test thực nghiệm với 2 chiếc TV khác để tìm câu trả lời chính xác nhất.

Thay vì những nhận xét mang tính chủ quan bị phụ thuộc vào mắt nhìn của mỗi người khi chỉ nhìn qua rồi phán xét thì bài test thực nghiệm sẽ đưa những chiếc TV vào trong điều kiện test cụ thể và quy chuẩn, để mang đến kết quả chính xác và khách quan. Trong bài test này, chúng ta sẽ có 3 chiếc gồm TV Samsung Q60T công nghệ QLED (tất nhiên rồi) và 2 mẫu TV sử dụng tấm nền Crystal UHD và LED.

Cả 3 chiếc TV trong bài thử nghiệm dưới đây đều có khả năng phát hình 4K. Điều kiện ánh sáng trong không gian diễn ra các bài test được kiểm soát hoàn toàn. 3 mẫu TV được mang ra so sánh có điệu kiện sử dụng như khi vừa khui hộp, dùng chung nguồn phát 4K HDR 60Hz, cũng như dùng cáp HDMI high speed có độ dài như nhau.

Các mẫu test sử dụng trong bài viết này là mẫu chuyên nghiệp của của tạp chí Rtings và diễn đàn AVS Forums.

1. Bài test độ tương phản

Đây được xem là bài test “kinh điển” dành cho TV và các loại máy chiếu. Ảnh kết quả cho thấy chiếc TV ở giữa phát ra hình ảnh “chói lòa”, các khu vực như dàn đèn trước và mâm bánh sau sẽ bị cháy và rất gắt so với 2 chiếc TV 2 bên. Trong khi đó, chiếc TV bên phải thể hiện rất rõ dàn đèn. TV bên trái thì còn làm tốt hơn nữa khi thể hiện được vùng màu đậm nhạt rõ rệt trên mâm bánh sau.


Tạp chí Ratings thì có bài test bằng hình ảnh các dải đậm nhạt và cho 3 chiếc TV phát hình trong bóng tối. Kết quả cho thấy độ đậm nhạt, sáng tối của các thanh sáng được thể hiện khá rõ ở 2 chiếc TV ngoài cùng. Trong khi đó, chúng ta gần như không thể thấy được sự khác biệt về độ sáng tối trên chiếc TV ở giữa.


2. Bài test về độ đồng đều màu đen

“Hiển thị màu đen” là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của một chiếc TV. Một chiếc TV có màu đen “phát sáng” (tức tình trạng “hở sáng”) sẽ giảm trải nghiệm điện ảnh của người dùng một cách rõ rệt. Trong bức hình dưới đây, có thể thấy TV ở giữa thể hiện kém nhất, khi phần hình ảnh màu đen bừng lên.


Hai chiếc TV hai bên đem lại màu đen rõ, sâu, không có tình trạng các khu vực nằm giữa vùng màu trắng và vùng màu đen bị “hòa” vào nhau mà có sự tách bạch rõ giữa hai vùng màu này.

Còn trong bài test độ đồng đều màu đen khi tắt đèn, lỗi “hở sáng” của chiếc TV ở giữa trở nên rõ nét hơn rất rất nhiều, phần chữ nhật ở tâm hai đường vuông góc gần như chỉ còn lại là một chấm tròn nhỏ. Với những bộ phim trắng đen, hoặc phim điện ảnh sử dụng tông màu tối, đây sẽ là điểm trừ rất nặng vì ảnh hưởng trực tiếp đến việc thưởng thức của người dùng.


Còn với 2 chiếc TV còn lại, hai đường thẳng và phần hình vuông vẫn được thể hiện rõ, bên cạnh đó là nền đen ấn tượng, không hề “hở sáng”.

Trong bài test cùng phát ra hình ảnh màu đen, 2 chiếc TV hai bên gần như chìm hẳn vào trong bóng tối để “chơi trốn tìm”, chỉ có mỗi chiếc TV ở giữa đang “tỏa nắng”.


3. Bài kiểm tra độ nét

Hình ảnh được sử dụng trong bài test là các đường đậm nhạt với độ thẳng, độ cong không đồng đều nằm sát nhau. Kết quả cho thấy chiếc TV ở giữa gặp vấn đề thể hiện hình ảnh khi gặp hiện tượng Moire ở khu vực các hình ảnh song song. (Hiện tượng Moire sẽ gây ra tình trạng “nhiễu thị”, khiến TV phát ra những quầng giao thoa làm rối mắt người dùng).


Và chúng ta có thể thấy hiện tượng này xảy ra cả trên cả chiếc TV bên phải. Trong khi đó, khu vực thang màu và đường thẳng song song khiến hai đối thủ bị trừ điểm lại không hề ảnh hưởng gì đến chiếc TV bên trái.

4. Bài test hình ảnh tĩnh trên các video có độ phân giải FullHD và 4K HDR

Trong bài test về khả năng phát hình cảnh thiên nhiên, chiếc TV ở giữa gặp lỗi lớn về độ tương phản khi có màu trời và màu nước quá gắt, trong khi đó lại không thể hiện được độ đậm nhạt của dãy núi. Trong khi đó, 2 chiếc TV còn lại ngoài thể hiện tốt độ tương phản của màu trời, còn thể hiện được cả bóng cây dưới mặt nước.


Trong bài test hình ảnh tĩnh tỷ lệ 21:9 khi tắt đèn, chiếc TV ở giữa gặp tình trạng hở sáng. Hai vệt đen trên và dưới vẫn sáng lên, không như 2 đối thủ. Độ tương phản của 2 chiếc TV ngoài cùng cũng tốt hơn hẳn.


Với hình ảnh dưới đây trích từ live show của Taylor Swift (một fan của phong cách thời trang lấp lánh/ sparkle) thì chiếc TV ở giữa bị trừ điểm nặng vì làn da “bợt” của nữ ca sỹ. Bên cạnh đó, màu áo của Swift gần như không nổi bật so với màu nền sân khấu.


Ngược lại, chiếc TV bên phải thể hiện rõ các chi tiết được trang điểm đậm nhạt trên khuôn mặt nữ ca sỹ và có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc của lọn tóc bên vai áo bên trái (chứ không “một màu” như TV ở giữa). Chiếc TV bên trái còn làm tốt hơn nữa khi các họa tiết đính đá lấp lánh trên trang phục của Swift được thể hiện rất lung linh và chân thật.

Cuối cùng là một hình ảnh tĩnh ngẫu nhiên trong đoạn chạy chữ phim. Cũng như bài test thứ 2, TV ở giữa bị hiện tượng hở sáng rất nặng, các vùng màu sáng tối thậm chí còn không đều nhau.


Bật mí danh tính 3 chiếc TV

Trong bài test này, TV QLED Q60T của Samsung được xếp bên trái, TV Crystal UHD xếp bên phải. Hai chiếc TV này luôn tỏ ra vượt trội hẳn so với mẫu TV LED. Dù vậy, mẫu TV QLED nhỉnh hơn ở khả năng thể hiện màu sắc, đặc biệt là khả năng loại trừ hiện tượng Moire.

Có thể nói, cùng có khả năng phát 4K như nhau, nhưng khi được phát từ cùng một nguồn trong cùng một điều kiện ánh sáng, tấm nền LED đã bộc lộ nhiều điểm yếu về khả năng phát hình so với 2 đối thủ. TV QLED thì ngược lại, vượt qua tất cả các bài test trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau.

Những điểm cộng thêm cho TV Samsung QLED 4K

Như đã nói ở đầu bài, 3 chiếc TV này được phát từ cùng một nguồn với 3 cọng cáp như nhau. Thông thường, chúng ta sẽ cần 1 remote cho TV và 1 remote cho nguồn phát. Nhưng trong bài test này, chiếc One Remote của Samsung cũng là thiết bị điều khiển máy phát hình, không cần phải dùng đến 2 chiếc remote.


Bên cạnh đó, nhờ vào tính năng Mobile View mà người dùng còn có thể phát trực tiếp các nội dung trên điện thoại của mình lên TV Samsung QLED 4K.


Tiếp theo là điểm cộng thêm về mặt thiết kế của mẫu TV QLED là ở độ mỏng của đường viền, tạo cảm giác không giới hạn và tăng trải nghiệm khi xem phim. Và dĩ nhiên là sẽ tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian sống của người dùng.


Điều thú vị là ánh sáng phát ra từ màn hình QLED đã nhận được chứng nhận an toàn sinh học của hiệp hội UL (Hoa Kỳ) và VDE (Đức).

Có thể nói màn hình là một linh kiện đắt giá và thể hiện phần hồn của cả chiếc TV. Động thái bảo hành 10 năm “không bị lưu ảnh” cho người dùng TV QLED chính là lời khẳng định về chất lượng màn hình của Samsung, và cũng là điểm cộng đáng giá cho sản phẩm này.

 
Last edited by a moderator:

Dattan239

Active Member
Tham gia
13/4/19
Bài viết
330
Được thích
34
#2
Cái remote one là remote ngu nhất .người già sau sử dụng. Tôi sẽ luôn chọn sony vì cả gia đình ai ai cũng dễ sử dụng, hệ điều hành Android quá tuyệt khi cài thêm gì để phá phách
 

kien22

Active Member
Tham gia
13/7/17
Bài viết
297
Được thích
33
#3
Quảng cáo cho samsung à?, so sánh thực tế thì thia xa với sony (đã kiểm nghiệm thực tế) cả về độ chi tiết và tương phản
 
Top Bottom