Tại sao MoMo chiếm vị trí hàng đầu thị trường ví điện tử?

Kate Ta

New Member
Tham gia
14/5/20
Bài viết
1
Được thích
0
714 #1


Được xem là công cụ giữ tiền trung gian, Momo đại diện cho ngân hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến, thanh toán online để phục vụ cuộc sống. Ngoài ra, bạn có thể nạp tiền từ tài khoản ngân hàng vào ví điện tử hoặc cũng có thể rút tiền từ ví điện tử ra tài khoản ngân hàng cá nhân để dễ dàng sử dụng cho mục đích của mình.

Hơn nữa, ví điện tử Momo không chỉ cho phép bạn chuyển tiền qua lại giữa các ví điện tử với nhau hoặc chuyển tiền từ ngân hàng sang ví điện tử mà còn có thể chuyển tiền từ thẻ quốc tế sang ví điện tử.

MoMo - "Siêu ứng dụng"

Ví MoMo là siêu ứng dụng thanh toán mang đến những trải nghiệm tiêu dùng hiện đại, thông suốt, tiện lợi, an toàn cho người dùng và cách quản lý thu chi, cách tiếp cận khách hàng mới mẻ, hiệu quả cho các đối tác.

Bởi hệ sinh thái đa dạng hơn 100 mini apps, MoMo đáp ứng hầu hết nhu cầu chi tiêu hàng ngày của người dân cùng công nghệ bảo mật cao cấp, đáp ứng các quy chuẩn toàn cầu cao nhất.

Mới đây nhất, MoMo xây dựng sẵn 3 giải pháp thanh toán điện tử trong ngành y tế từ tích hợp trên website/app của bệnh viện; quét mã QR động/tĩnh và thanh toán trên ứng dụng ví.

Theo ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Di động trực tuyến M_Service (MoMo), với hệ sinh thái 22 NH thương mại đã liên kết trực tiếp với MoMo sẽ giúp các bệnh viện kết nối nhanh từng NH để triển khai dịch vụ.

Đồng thời, định hướng MoMo vừa là công cụ tài chính vừa có yếu tố giải trí, MoMo xây dựng các chiến dịch như Lắc Xì 12 con giáp, game show Tường lửa, Heo hoàn tiền tiết kiệm...

MoMo dẫn đầu thị trường
  • Ví điện tử MoMo được giải “Ứng dụng tài chính có nhiều người sử dụng nhất của năm 2020” (2020 Vietnam Top 10 Finance Applications by MAU) do App Annie bình chọn.
  • Lượng người dùng tăng từ 10 triệu (đầu 2019) lên hơn 15 triệu (cuối 2019)
  • 100.000 điểm chấp nhận thanh toán
  • 20.000 đối tác là tên tuổi hàng đầu trong nước và quốc tế của mọi lĩnh vực trong cuộc sống từ online đến offline.
Đặc biệt, từ tháng 9/2019, Ví MoMo cũng chính thức ra đời nền tảng Quyên góp cộng đồng thông qua tính năng: Trái tim MoMo và Quyên góp Heo vàng đã giúp dịch vụ của MoMo đến gần hơn với người dùng.

Cuộc cạnh tranh gay gắt trong thị trường ví điện tử

Xu hướng làm siêu ứng dụng (Super App) - một ứng dụng cung cấp nhiều dịch vụ thiết yếu, tiếp tục nở rộ trên thị trường Việt Nam hiện nay. Nhiều đơn vị đang tăng tốc trong giai đoạn nửa cuối năm nhằm sớm thành một 'siêu ứng dụng' thật sự, chiếm được thị phần trước khi thị trường bước sang giai đoạn đào thải.
Sự quan tâm của người dùng đang đổ dồn về 4 “ông lớn” là Viettelpay, MoMo, Zalopay, Airpay, vì “bộ tứ” này có những thế mạnh khác biệt.

Momo được nhắc nhiều về hoạt động khuyến mãi hấp dẫn, mua hàng trên các trang thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến, hóa đơn dịch vụ (điện, nước, điện thoại trả sau…). Viettelpay nổi bật với hoạt động chuyển khoản, mua thẻ cào trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Trong khi đó, Zalopay và Airpay được người dùng nhắc đến nhiều với hoạt động mua thẻ cào game online. Airpay còn nổi bật lên với hoạt động mua đồ ăn trực tuyến.

Trong khi ngân hàng cồng kềnh và xử lý giao dịch chậm, thì ví điện tử có ưu điểm nổi bật là kết nối dễ dàng với các dịch vụ. Vì vậy, tại Việt Nam, ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu ví điện tử mới dựa trên bắt tay chiến lược của các ngân hàng và công ty công nghệ. Có thể thấy, thị trường ví điện tử sẽ trở thành “cuộc chiến khô máu” và trong diễn biến đó, sẽ mở ra viễn cảnh về sự sáp nhập toàn diện các dịch vụ thanh toán, cho vay, đầu tư vào một ứng dụng di động.

Tuy các sản phẩm ví điện tử nở rộ sẽ tạo ra sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa các đối thủ, nhưng cũng có thể khiến khách hàng trở thành thượng đế.

Nguồn: Tổng hợp​
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom