Tổng hợp 7 công nghệ sạc nhanh, hiện đại, an toàn và phổ biến nhất hiện nay trên smartphone

Nguyễn_Cương

Well-Known Member
Tham gia
5/10/17
Bài viết
4,440
Được thích
2,518
1101 #1

Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao củ sạc nhanh Samsung lại không thể sạc nhanh cho iPhone, Xiaomi, OPPO và ngược lại? Đó là bởi vì trên thực tế, mỗi nhà sản xuất lại trang bị một công nghệ sạc riêng cho những chiếc smartphone của mình. Do đó, củ sạc cho smartphone A có thể không sạc nhanh, hiệu quả cho smartphone B ngay cả khi chúng cùng một hãng sản xuất. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ được các công nghệ sạc smartphone hiện nay, trong bài viết này TECHRUM sẽ điểm quả 7 công nghệ sạc phổ biến nhất hiện nay.

OPPO

OPPO đã tung ra công nghệ sạc nhanh riêng của mình từ khi cổng Micro USB còn được sử dụng với các điểm tiếp xúc màu xanh lá cây. Nguyên tắc hoạt động của nó là nhận ra "sạc nhanh" bằng cách thêm chân tiếp xúc và sử dụng củ sạc của chính nó. Loại sạc nhanh này được đặt tên là OPPO VOOC, nhanh chóng trở nên phổ biến trên thị trường vào năm 2014. Với công nghệ này, OPPO cho biết rằng smartphone của họ có thể gọi điện tới 2 giờ mà chỉ cần sạc 5 phút.


Hiện nay, công nghệ VOOC đã được thay đổi khi OPPO sử dụng công nghệ “bơm sạc” để tăng hiệu quả sạc lên gấp nhiều lần. OPPO VOOC luôn đảm bảo nhiệt độ của smartphone dưới 35 độ nhưng vẫn duy trì tốc độ sạc nhanh bất kể người dùng đang sử dụng smartphone để làm việc gì. Nhược điểm của công nghệ này là chỉ sạc được cho các mẫu smartphone OPPO trang bị VOOC.

Vivo và iQOO


Công nghệ sạc FlashCharge và SuperFlashCharge được Vivo và iQOO áp dụng để sạc cho những mẫu smartphone trang bị Pin lõi kép của hãng. Đây là công nghệ có tốc độ sạc nhanh hàng đầu hiện nay khi có công suất lên tới 120W có khả năng sạc từ 0% đến 50% chỉ trong 5 phút và thời gian để sạc đầy hoàn toàn từ 0% đến 100% chỉ có 13 phút. Nhược điểm của công nghệ ngày tương tự như OPPO VOOC.

Xiaomi


Xiaomi HyperCharge có thời gian sạc cực kỳ ấn tượng khi sạc pin nhanh hơn các công nghệ sạc nhanh khác. Trong vòng 3 phút sạc được 50% và chỉ mất 8 phút để đạt đến 100% cho viên pin 4000 mAh của Mi 11 Pro

Huawei


Công nghệ sạc nhanh của Huawei phức tạp hơn và có thể được thấy trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là công nghệ QuickCharge được phát hành trên các mẫu flagship của hãng ngày như Mate 8. Giai đoạn hai là SuperCharge với công suất lên tới 55W, hỗ trợ với USB-PD giúp sạc chiếc Mate X lên đến 85% pin là vỏn vẹn 30 phút.

Samsung

Công nghệ sạc nhanh của Samsung có thể được mô tả là "hỗn loạn". Trong những ngày đầu, Samsung sử dụng công nghệ Adaptive Fast Charging điện áp cao và dòng điện thấp của riêng hãng. Nó tương thích với Quick Charge 2.0 của Qualcomm tuy nhiên sau đó đã bị ngừng sản xuất. Sau một thời gian điều chỉnh "phức tạp", Samsung đã công bố một công nghệ mới mang tên PPS.


Tóm lại, công nghệ PPS là tên viết tắt của công nghệ Programmable Power Supply trong tiêu chuẩn USB PD 3.0. Ngoài ra, do PPS vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên chưa có nhiều nhà sản xuất sử dụng nó. Tuy nhiên, so với các “công nghệ riêng” trước đây, củ sạc công nghệ PPS có khả năng tương thích tốt với Quick Charge / Power Delivery và đã được một số nhà sản xuất công nhận.

Apple


Khả năng tương thích “rộng rãi” nhất là công nghệ USB-PD (Power Delivery). Công nghệ này là của tổ chức tiêu chuẩn hóa USB-IF mà Google, Apple và Qualcomm là thành viên. Power Delivery là loại công nghệ sạc nhanh được chứng nhận “duy nhất” của Apple. Power Delivery 3.0 hiện tại đã đạt 100W và nó cũng có khả năng tương thích tốt.

Qualcomm


Quick Charge là công nghệ sạc nhanh được phát triển bởi Qualcomm, một hãng sản xuất chipset Snapdragon nổi tiếng. Ưu điểm của Quick Charge là nó được sử dụng rộng rãi, có tính năng an toàn trong tích hợp ngăn quá nhiệt và ngắt mạch tự động. Quick Charge 4.0 sử dụng thuật toán điện tử INOV giúp kiểm soát cường độ dòng điện và điện áp nguồn sạc cho smartphone.
Theo Gizchina
 
Top Bottom