Tìm hiểu các cách giúp chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Tham gia
7/6/21
Bài viết
352
Được thích
0
16 #1
Trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện nên rất non nớt và dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Tiêu chảy là một trong những tình trạng thường xảy ra. Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu biện pháp cải thiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

TÌM HIỂU CÁC CÁCH GIÚP CHỮA TIÊU CHẢY CHO TRẺ SƠ SINH
Ngay khi vừa phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bạn cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn bệnh này:
  • Hãy nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho trẻ bú và trước và sau khi thay tã cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm vi khuẩn, khiến bệnh nặng thêm.
  • Với trẻ uống sữa công thức, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi loại sữa phù hợp hơn với trẻ.
  • Với trẻ sơ sinh thì chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ. Nên khi trẻ bị tiêu chảy thì mẹ nên ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế các đồ ăn dầu mỡ, nhiều muối đường, đồ ăn khó tiêu, chứa nhiều chất bảo quản,… Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, giàu chất xơ, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi để đảm bảo vệ sinh để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ qua sữa mẹ.
  • Đối với trẻ sơ sinh tiêu hóa kém, ba mẹ nên kết hợp cho con uống bổ sung thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh để hỗ trợ tiêu hóa và sức đề kháng cho trẻ. Việc tăng cường lợi khuẩn sẽ giúp đảm bảo hệ vi sinh đường ruột cân bằng, ngăn ngừa và cải thiện nhiều vấn đề đường ruột ở trẻ, trong đó có tiêu chảy. Đồng thời hỗ trợ tăng cường khả năng tiêu hóa và miễn dịch.
  • Mẹ cho trẻ bú nhiều sữa hơn để bù lại lượng nước đã mất trong cơ thể trẻ. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống 100-150ml nước sôi để nguội.
  • Sau mỗi lần đi ngoài thì mẹ nên cho trẻ uống 50-100ml dung dịch điện giải Oresol để khắc phục tình trạng tiêu chảy, tránh trẻ mất quá nhiều nước
NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY Ở TRẺ SƠ SINH LÀ GÌ?
Dưới đây là các nguyên nhân gây tiêu chảy cho trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý như sau:
  • Thuốc kháng sinh: Tiêu chảy là một tác dụng phụ thường gặp của kháng sinh. Tình trạng này xảy ra do bé đang mắc bệnh khác phải dùng kháng sinh hoặc do mẹ đang uống kháng sinh nhưng vẫn cho con bú khiến trẻ bị tiêu chảy .
  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Virus gây tiêu chảy ở trẻ có thể tự khỏi và không cần điều trị. Một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở trẻ như: Rota virus, ecoli, salmonella…
  • Bất dung nạp lactose: Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ phải kết hợp dùng thêm sữa công thức sớm. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo của bé sơ sinh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân bất khả kháng (mẹ mất sữa, ít sữa, sữa không đủ do chế độ ăn thiếu chất), các mẹ phải cho bé uống thêm sữa công thức. Bản chất sữa công thức kết hợp nhiều chất mà đường tiêu hóa bé còn non nớt, không thể dung nạp được dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Điển hình nhất là tình trạng bất dung nạp đường lactose.
  • Chế độ ăn của mẹ thiếu khoa học: Nếu người mẹ ăn thực phẩm cay nóng hoặc ăn, uống những thực phẩm chứa caffein, chất kích thích thì trẻ bú mẹ có thể bị tiêu chảy.
CÁC TRIỆU CHỨNG KHI TRẺ SƠ SINH BỊ TIÊU CHẢY MẸ CẦN LƯU Ý
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì các mẹ nên quan sát để xem xét bé bị nặng hay vừa. Bệnh lý này thường được chia thành 3 cấp độ: nặng, vừa và nhẹ. Trong đó ở mức độ nặng thì các bé cần được can thiệp y tế. Dưới đây là triệu chứng từng cấp độ tiêu chảy của trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý:
  • Mức độ vừa: da khô, trũng mắt và mệt mỏi ngủ li bì…
  • Mức độ nặng: da mất khả năng đàn hồi, quá 6 giờ không đi tiểu, thóp trũng xuống, lờ đờ, mạch đập nhanh, tụt huyết áp và bất tỉnh…
  • Mức độ nhẹ: bé đi tiểu ít hơn, biếng ăn, mệt mỏi, miệng, mắt khô, quấy khóc…
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom