Tất tần tật về thị trường mục tiêu mà bạn cần nắm rõ

Tham gia
16/10/21
Bài viết
86
Được thích
0
98 #1
Xác định thị trường mục tiêu là gì sẽ giúp đem về lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp trong dài hạn. Với vô vàn lợi ích, việc tìm hiểu và xác định đúng thị trường mục tiêu sẽ là bước đệm cho việc thành công của bạn.

Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu hay còn biết đến là target market, Thị trường nói chung bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng và hiện tại đối với sản phẩm hay dịch vụ, liên quan đến đến các yếu tố có khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, mong muốn, nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi.

Thị trường mục tiêu (target market) được hiểu là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định phù hợp với hướng đi riêng của từng doanh nghiệp. Nghĩa là, thị trường mục tiêu là phần thị trường trong đó tồn tại tất cả các khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thu hút và đáp ứng được nhu cầu để biến họ thành khách hàng trung thành.

Sự khác biệt giữa thị trường mục tiêu và thị trường là gì?
Thị trường
Chỉ tất cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, nó liên quan tới các yếu tố khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi. Thị trường cũng là nơi trao đổi giữa người mua và người bán nhằm đem lại giá trị cho các bên.

Thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu thì chỉ sự phân đoạn khách hàng vào nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, bước đi của từng doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản hơn thì thị trường mục tiêu chính là phần thị trường bao gồm những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện chiến lược nhằm thu hút nhóm khách hàng này và đáp ứng được nhu cầu của họ, biến khách hàng thành khách hàng trung thành.

Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu?
Nhiều chủ doanh nghiệp mắc sai lầm khi nghĩ rằng sản phẩm tốt và chất lượng sẽ được tất cả mọi người yêu thích. Sự thật là dù sản phẩm có chất lượng đến đâu thì nó chỉ hữu ích với một nhóm người nhất định.

Vậy làm sao bạn biết rằng mình đang bán cho đúng người? Thay vì lãng phí thời gian và tài nguyên vào số đông, bạn có thể dành tổng lực cho tập hợp các đối tượng tiềm năng gọi chung là “thị trường mục tiêu”. Nếu điều đó chưa đủ thuyết phục, 3 lý do sau đây sẽ xóa bỏ nghi ngờ của bạn về tầm quan trọng của việc hiểu rõ thị trường mục tiêu.


Con đường tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm
Là người sản xuất, bạn luôn mong muốn cải thiện sản phẩm/ dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Nhưng làm bằng cách nào khi bạn chưa biết chính xác họ là ai? Một khi thị trường mục tiêu được xác định cụ thể, chi tiết, người sản xuất có thể nhận định được các tính năng, tiện ích bổ sung khách hàng mong muốn và phát triển sản phẩm theo hướng đó. Bạn có thể khảo sát hoặc nhận đánh giá của khách hàng và dùng phần mềm quản lý bán hàng để thống kê lại và tìm ra thị trường mục tiêu thích hợp nhất.

Thị trường mục tiêu giúp kiểm soát kỳ vọng dễ dàng hơn
Thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp mang đến cho khách hàng một kết quả khả thi và đáp ứng đúng mong đợi. Sản phẩm có thể được giới thiệu với những lợi ích chính xác trong tương lai, điều đó đem tới hiệu quả cao hơn bạn tưởng.

  • Thứ nhất, hạn chế tình trạng khách hàng có những kỳ vọng thiếu thực tế với sản phẩm/ dịch vụ.
  • Thứ 2, doanh nghiệp cũng sở hữu được nhóm khách hàng thực sự hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ của mình và sẵn sàng quay lại lần sau.
Thị trường mục tiêu nâng cao hiệu quả quảng cáo
Hiển nhiên, việc biết rõ khách hàng tiềm năng và gộp họ thành thị trường mục tiêu khiến quảng cáo trở nên dễ dàng hơn nhiều lần. Nắm được thông tin về thị trường mục tiêu, tức là hiểu hành vi khách hàng, họ thích đọc báo hay tạp chí, họ thích giải trí bằng hình thức nào, họ sử dụng mạng xã hội nào thường xuyên, và quan trọng hơn, nhân tố chính khiến họ đưa ra quyết định mua hàng là gì?

Bằng các kết quả tìm kiếm, nghiên cứu đó, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một thông điệp thích hợp và dễ ghi nhớ đối với thị trường.

Các cấp độ của thị trường
Qua biểu đồ dưới đây thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy được rằng quá trình khách hàng trong thị trường tiềm năng để biến thành khách hàng chính thức của doanh nghiệp sẽ giảm dần, nó còn tùy vào chính sách và chiến lược marketing tiếp cận của doanh nghiệp, qua đó sẽ tạo lòng tin và giữ chân khách hàng, chính vì vậy việc làm cho khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức sẽ vô cùng khó khăn, doanh nghiệp có càng nhiều khách hàng chính thức thì doanh nghiệp đó càng thành công.

Kết luận
Trong thị trường rộng lớn và không ngừng mở rộng hiện nay, khán giả sẽ không lắng nghe trừ khi thông điệp có ý nghĩa với họ. Hiểu mục đích truyền thông và thị trường mục tiêu là gì sẽ cho bạn hiệu quả hấp dẫn đáng ngạc nhiên, điều mà hầu như mọi doanh nghiệp đều muốn có được.
 
Top Bottom