Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu khi kinh doanh

Tham gia
16/10/21
Bài viết
86
Được thích
0
146 #1
Việc xây dựng thương hiệu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều rất quan trọng để tăng nhận diện với khách hàng, quảng bá hình ảnh và các sản phẩm, dịch vụ của mình. Để người tiêu dùng có thể nhớ đến thương hiệu của bạn, làm sao để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh đó là cả một quá trình dài. Hãy cùng GoSELL tìm hiểu làm thế nào để doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu thành công.



Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu là tạo ra hình ảnh hoặc ý tưởng xuất hiện trong trí nhớ của người dùng về dịch vụ hay sản phẩm của một doanh nghiệp. Vậy bản chất của xây dựng thương hiệu là gì, có những loại nào và dùng công cụ nào để thực hiện?
Khái niệm
Xây dựng thương hiệu chính là việc tạo ra sức mạnh cho dịch vụ, sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp. Nói cụ thể hơn, xây dựng thương hiệu là việc giúp cho doanh nghiệp và dịch vụ/ sản phẩm có đặc điểm riêng biệt để tạo thành “chất riêng” định hình trong tâm trí khách hàng.
>>>Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược marketing nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
Các loại thương hiệu phổ biến hiện nay gồm:
  • Thương hiệu cá nhân: Là tất cả các phương diện và yếu tố của cá nhân có thể gây ấn tượng với người khác như nghề nghiệp, tính cách, công việc, ngoại hình, cách đi đứng, giao tiếp, ăn mặc…
  • Thương hiệu công ty: Thương hiệu công ty là tiếng tăm và danh tiếng mà doanh nghiệp đã tạo dựng được trong hoạt động kinh doanh.
  • Thương hiệu sản phẩm: Là những đặc trưng, điểm khác biệt của sản phẩm đó để khách hàng có thể dễ dàng phân biệt với các sản phẩm khác.
  • Thương hiệu chứng nhận: Đây là thương hiệu mà chủ sở hữu cho phép nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của mình.
  • Thương hiệu riêng: Thương hiệu riêng còn được gọi là nhãn hiệu tư nhân, nhãn hiệu cửa hàng. Đây là hình thức hàng hóa, sản phẩm được sản xuất và bày bán dưới tên của một nhà bán lẻ cụ thể.
Xây dựng thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng, nhân viên, cổ đông và bên thứ ba. Cụ thể:
  • Đối với khách hàng: Thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng nhớ tới doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ khi có nhu cầu tiêu dùng. Chính điều này sẽ giúp khách hàng có sự so sánh và phân biệt các sản phẩm tương tự nhau. Từ đó, rút ngắn thời gian mua hàng của họ khi còn phân vân đắn đo giữa cùng 1 sản phẩm, dịch vụ của các công ty khác nhau.
  • Đối với nhân viên/ cổ đông/ bên thứ ba: Kế hoạch xây dựng thương hiệu thành công sẽ tạo thêm danh tiếng cho công ty. Khi danh tiếng công ty được nâng lên sẽ ảnh hưởng tích cực tới đội ngũ nhân viên, cổ đông, nhà đầu tư, nhà phân phối và nhà cung cấp.
Các công cụ xây dựng thương hiệu
Mỗi doanh nghiệp sẽ có kế hoạch và sử dụng các công cụ khác nhau để xây dựng thương hiệu của mình. Nhưng nhìn chung, các công cụ chính sử dụng trong việc xây dựng và định hình thương hiệu gồm:
  • Định nghĩa thương hiệu: Doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu, giá trị, cam kết của mình.
  • Định vị thương hiệu: Hãy tạo cho doanh nghiệp của mình một câu chuyện riêng biệt và độc đáo.
  • Nhận diện thương hiệu: Thông qua tên gọi, slogan, thiết kế nhận diện hình ảnh (bao gồm thiết kế bảng màu, logo, kiểu chữ,…)
  • Quảng cáo và truyền thông: Có rất nhiều hình thức quảng cáo và truyền thông doanh nghiệp có thể lựa chọn trong chiến dịch xây dựng thương hiệu của mình như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, quảng cáo ngoài trời (OOH), mạng xã hội, google…
  • Thiết kế sản phẩm và bao bì: Thiết kế bao bì cung cấp cho khách hàng các thông tin, đặc tính của sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, hãy chắc chắn thiết kế sản phẩm và bao bì cho doanh nghiệp của bạn ấn tượng và thu hút.
  • Tài trợ và hợp tác: Tài trợ và hợp tác cũng là một trong những cách thức tốt để doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển thương hiệu. Vì khi tài trợ và hợp tác càng phát triển và mở rộng thì càng có nhiều người biết tới thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
  • Trải nghiệm tại cửa hàng: Trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng giúp khách hàng đánh giá chính xác nhất về chất lượng các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
  • Dịch vụ khách hàng: Doanh nghiệp cần thiết lập và thực hiện một mục đích dịch vụ khách hàng phù hợp thương hiệu để đảm bảo các hoạt động mua bán với khách hàng diễn ra thông suốt.
  • Chiến lược giá: Các chiến lược giá doanh nghiệp có thể sử dụng trong chiến dịch xây dựng thương hiệu gồm: chiến lược giá tâm lý, chiến lược giá cạnh tranh, chiến lược giá giảm dần, chiến lược giá cộng vào chi phí, chiến lược giá thâm nhập, chiến lược giá linh động, chiến lược giá tối ưu.
  • Các công cụ xây dựng thương hiệu gồm định nghĩa, định vị và nhận diện thương hiệu, thiết kế bao bì và sản phẩm…
Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu không chỉ đóng vai trò đối với hình ảnh và sự phát triển của doanh nghiệp mà còn mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng.
Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, việc xây dựng thương hiệu mang lại các tác dụng và lợi ích như: Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu; thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp; nâng tầm giá trị doanh nghiệp và vị thế trên thị trường; thu hút đông đảo khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu.
  • Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình đến với mọi người: Việc xây dựng thương hiệu sử dụng nhiều các kênh truyền thông, quảng cáo và tiếp thị khác nhau nên các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được giới thiệu rộng rãi ở khắp nơi và tới nhiều khách hàng.
  • Thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Giá trị khác biệt và độc đáo nhất so với các đối thủ cạnh tranh cũng được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc xây dựng thương hiệu. Đây cũng chính là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của doanh nghiệp về sau.
  • Nâng tầm giá trị doanh nghiệp và vị thế trên thị trường: Thông qua chiến dịch xây dựng và quảng bá thương hiệu thì hình ảnh, giá trị và vị thế của doanh nghiệp cũng được tăng lên, thuận lợi cho việc thu hút khách hàng và mở rộng thị trường.
  • Thu hút đông đảo khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu: Thực tế đã chứng minh, khi 2 doanh nghiệp cùng cung cấp một dòng sản phẩm/dịch vụ tương đương về cả chất lượng và giá thành, nếu doanh nghiệp nào có thương hiệu danh tiếng và uy tín hơn thì sẽ hút khách hàng và có doanh thu tốt hơn.
  • Có định hướng cụ thể về hướng phát triển: Là lãnh đạo của một doanh nghiệp hoặc chỉ đơn giản là một người kinh doanh, chắc chắn bạn biết khách hàng chính là tài sản vô giá. Việc luôn làm hài lòng khách hàng chính là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.
  • Khiến nhân viên trong doanh nghiệp tự hào, cống hiến: Khi doanh nghiệp nổi tiếng và được nhiều người biết tới, không chỉ đội ngũ nhân viên có cảm giác tự hào và muốn cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty mà còn dễ dàng thu hút nhân tài tới làm việc.
Đối với khách hàng
Xây dựng thương hiệu mạnh giúp khách hàng nhận diện được doanh nghiệp nhanh chóng. Đồng thời, xác định được vị thế của doanh nghiệp cũng như khẳng định giá trị của bản thân mình thông qua việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Nhanh chóng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp: Vì hình ảnh của doanh nghiệp có tần suất xuất hiện liên tục trên các kênh quảng cáo truyền thông, thậm chí còn được lặp đi lặp lại trong thời gian dài nên khách hàng có thể dễ dàng ghi nhớ.
  • Biết được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: Khi có nhu cầu bất kỳ sản phẩm nào đó nhưng có nhiều doanh nghiệp cung cấp, khách hàng có thể đánh giá so sánh giữa các thương hiệu khác nhau để chọn được sản phẩm phù hợp nhất với sở thích, nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính của mình.
  • Tin tưởng vào giá trị doanh nghiệp theo đuổi: Sau khi tìm hiểu các thông tin về doanh nghiệp, khách hàng có thể tự mình đưa ra lựa chọn cho quyết định mua sắm hoặc hợp tác.
  • Giá trị của thương hiệu giúp khách hàng khẳng định giá trị cá nhân mình: Việc sở hữu các sản phẩm của những thương hiệu lớn, danh tiếng và uy tín cũng chính là một trong các yếu tố giúp khách hàng khẳng định giá trị và đẳng cấp của mình.

Trên đây là tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân có giá trị ngày một tăng cao. Xây dựng thương hiệu chính là xây dựng giá trị cốt lõi của kinh doanh. GoSELL chúc bạn kinh doanh thành công!
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom