Tổng hợp những điểm nổi bật tại sự kiện Build 2015 của Microsoft

Quoc Luu

New Member
Tham gia
31/3/14
Bài viết
20
Được thích
42
4665 #1
Ngày 29/04 vừa qua, hội nghị Build 2015 dành cho các nhà phát triển của Microsoft đã diễn ra tại San Francisco, Mỹ. Tại đây, hãng đã lần lượt giới thiệu một loạt các sản phẩm và dịch vụ mới nhất như Azure, Windows 10, Office 2016 và HoloLens.

Tuy nhiên, năm nay có vẻ hơi khác những năm trước, trong suốt thời gian diễn ra, nội dung chủ yếu tập trung cho các nhà phát triển, những chuyên gia trong lĩnh vực IT mà không có nhiều những thông tin hay sản phẩm dành cho người dùng cuối.


Nói đơn giản, đối với người dùng cuối, những gì có trong Build 2015 gần như đều đã biết trước. Tuy nhiên, đối với các nhà phát triển, lập trình viên hay những chuyên gia trong lĩnh vực IT, Build 2015 thực sự là bước tiến lớn nhằm giúp tối ưu hơn nữa về thời gian, công sức và chi phí trong việc phát triển ứng dụng hay triển khai một công nghệ kết hợp điện toán mây.

Bên cạnh đó, tại hội nghị, Microsoft cũng giới thiệu chi tiết hơn về HoloLens – một loại kính thực tế ảo do hãng phát triển và giới thiệu tại Microsoft Windows 10 diễn ra vào tháng Giêng vừa qua.

Sau đây, là tổng hợp những điểm quan trọng của hội nghị Build 2015 tại San Francisco.


Azure

Đầu tiên đó là thông tin các trung tâm dữ liệu (datacenter) của Azure đã có mặt trên 19 vùng lãnh thổ khắp thế giới. Tiếp theo là dự án nguồn mở Docker. Microsoft không những tích hợp Docker vào các máy ảo Linux của Azure, mà giờ đây còn mang dự án nguồn mở này lên Windows. Đồng thời, Visual Studio 2015 còn cho phép nhà phát triển triển khai (deploy) và gỡ rối (debug) ứng dụng nền web một cách trực tiếp với Docker trên Linux.


Bên cạnh đó, dịch vụ SQL của Azure có ba sự cải tiến: Transparent Data Encryption, Full text search và Elastic Database Pool. Trong đó, Transparent Data Encryption giúp mã hóa cơ sở dữ liệu nhằm tránh việc truy cập bất hợp pháp hoặc bị đánh cấp. Tính năng Full text search cho phép tìm kiếm tất cả các từ được chứa trong cơ sở dữ liệu với các điều kiện được định trước.

Cuối cùng và cũng là tính năng đáng chú ý nhất đó là Elastic Database Pool, với tính năng này, các cơ sở dữ liệu riêng lẽ sẽ được gợi ý theo tiêu chí giống nhau về nhu cầu tài nguyên để tập trung thành một “pool”, người dùng dễ dàng quản lý nhu cầu về tài nguyên của các cơ sở dữ liệu này, hạn chế việc trả nhiều tiền hơn so với sử dụng thực tế, dễ dàng dự báo mức phí phải trả cho các cơ sở dữ liệu này. Ngoài ra, người dùng không phải trả tiền cho từng cơ sở dữ liệu như trước đây, thay vào đó họ sẽ trả tổng cộng. Nhờ đó chi phí hoạt động sẽ được giảm xuống đáng kể.

Tiếp theo là dịch vụ Azure SQL Data Warehouse. Dịch vụ này cho phép tập hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như Hadoop, SQL Database, Oracle hay SAP… với dung lượng lên đến hàng petabyte để báo cáo và phân tích. Người dùng có thể linh hoạt thay đổi kích thước của Azure SQL Data Warehouse sao cho phù hợp với nhu cầu của mình với chi phí tối ưu nhất trong vài phút thay vì vài giờ hay thậm chí vài ngày như trước đây. Đồng thời chi phí lưu trữ và tính toán độc lập với nhau, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí hơn bởi người dùng có thể tắt khi không cần dùng và mở lại khi dùng.

Ngoài ra, Azure SQL Data Warehouse còn được hỗ trợ hai tính năng đáng giá đó là Power BI nhằm giúp báo cáo và trực quan hóa (visualization) với các biểu đồ và các thống kê mô tả dữ liệu. Đồng thời, Azure SQL Data Warehouse còn hỗ trợ Azure Machine Learning nhằm cho phép dễ dàng thực hiện các phân tích nâng cao cũng như triển khai các API cho các ứng dụng từ phía máy khách khai thác dữ liệu một cách linh động. Azure SQL Data Warehouse sẽ được giới thiệu dưới dạng “preview” trong năm nay.

Cuối cùng đó là dịch vụ Azure Data Lake cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu cấu trúc (structured data), bán cấu trúc (semi-structured data) và phi cấu trúc (unstructured data) với định dạng gốc (native format) mà không giới hạn về kích thước tài khoản (account size) lẫn kích thước tệp (file size). Ngoài ra, Azure Data Lake còn hỗ trợ thông lượng (throughput) cao nhằm giúp tăng hiệu năng quá trình phân tích dữ liệu. Không chỉ vậy, do Azure Data Lake tương thích với Hadoop File System (HDFS) nên người dùng dễ dàng khai thác thông qua các giải pháp như Azure HDInsight, Revolution R Enterprise hay các bản phân phối như Hortonworks và Cloudera. Azure Data Lake cũng sẽ được giới thiệu dưới dạng “preview” trong năm nay.

Office

Trước tiên đó là Office Graph API, với các hàm API này, các nhà phát triển có thể tạo ra các ứng thông minh hơn cho tất cả cả lĩnh vực thông qua sự hỗ trợ của máy học (machine learning).


Office Graph API không chỉ cho phép khám phá sự gắng nối giữa con người, nội dung và sự tương tác tương tự như Office Delve trong Office 365. Giờ đây, các nhà phát triển có thể sử dụng các hàm API này tạo ra các add-in với khả năng khai thác dữ liệu của chính họ, để gợi ý những kết quả liên quan đến từng người dùng cụ thể và loại bỏ những thông tin không cần thiết gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Nhờ vậy, người dùng có thể làm việc hiệu quả hơn trong bối cảnh mỗi ngày bị vây kính bởi lịch các cuộc hẹn, e-mail hay các tài liệu.


Tích hợp ứng dụng của bạn vào Office để tối ưu hiệu quả sử dụng dữ liệu

Nhờ vào việc phát triển trên HTML và Javascript, các add-in này sẽ xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau, từ Office trên Windows cho đến Office trên nền web hay trên iPad.

Tiếp theo là sự thống nhất trong việc khai thác API của Office 365 do Microsoft cung cấp. Các dịch vụ API này giờ đây được cung cấp duy nhất tại graph.microsoft.com. Thông qua các API của Office 365, các nhà phát triển có thể xác thực, truy cập thông tin người dùng, tệp tin, nhóm, thư điện tử, lịch hay tất cả dữ liệu khác của Office 365 một cách dễ dàng.

Windows 10


Đẩu tiên đó là tính năng Continuum trên Windows 10 for Phones. Với một chiếc điện thoại chạy Windows 10 for Phones thế hệ tiếp theo được phát triển dựa trên các thành phần phần cứng mới, người dùng có thể xuất nội dung trên thiết bị sang một màn hình mở rộng thông qua kết nối HDMI, đồng thời chúng ta có thể dễ dàng điều khiển thông qua chuột và bàn phím bluetooth.


Tuy các môi trường làm việc của các ứng dụng không hoàn toàn giống như trên máy tính bảng hay máy tính cá nhân nhưng chúng ta dễ dàng sử dụng các ứng dụng một cách hiệu quả và nâng cao hơn nhờ vào việc các ứng dụng tự động tối ưu kích thước hiển thị trên màn hình lớn đồng thời thanh Task truyền thống của Windows cũng xuất hiện, cùng với đó là sự hỗ trợ của bàn phím và chuột vật lý thay vì chỉ một màn hình điển thoại cảm ứng với kích thước 5 inches.

Một điểm đáng chú ý nữa đó là trình duyệt Project Spartan giờ đã có tên chính thức là Microsoft Edge. Về mặt thiết kế, Microsoft Edge vẫn giữ nét đơn giản với hỗ trợ sâu Cortana cùng bút cảm ứng.


Micrsoft Edge là trình duyệt mới trên Windows 10

Kế đế đó là sự mở rộng được Microsoft gọi là Universal Windows Platform Bridges. Nhờ vào sự mở rộng này, không những ứng dụng chỉ cần phát triển một lần thì có thể chạy trên tất cả thiết bị từ điện thoại cho đến máy tính bảng, máy tính cá nhân hay mới nhất là các thiết bị như HoloLens, Xbox One hay Raspberry Pi 2. Microsoft còn bổ sung thêm bốn tính năng quan trọng.


Sẽ có nhiều ứng dụng, trò chơi xuất hiện trên Windows 10

Thứ nhất, Windows Store cho phép các nhà phát triển phát hành ứng dụng .Net và Win32 truyền thống cho Windows, không còn dành riêng cho các ứng dụng WinRuntime như trước kia. Đồng nghĩa với đó là nhà phát triển ứng dụng truyền thống không những có một kênh phân phân phối lớn mà còn có thể quảng cáo rộng rãi đến người dùng thông qua Windows Store.

Thứ hai, đó là Windows 10 cho phép các nhà phát triển tạo ra một ứng dụng nền web sau đó phát hành lên Windows Store. Các ứng dụng này có thể khai thác các hàm API của Windows chẳng hạn in-app purchase, notifications, camera, lịch hay Cortana như ứng dụng gốc.

Thứ ba, Microsoft giới thiệu tính năng Universal Windows Platform Bridge for the Android Runtime cho phép các nhà phát triển ứng dụng nền tảng Android sử lại mã nguồn đã viết bằng Java hay C++ với một số thay đổi nhỏ trong mã nguồn của ứng dụng. Ngoài ra, ứng dụng cũng có thể khai thác các tính năng chỉ trên WinRuntime mới có chẳng hạn như live tile hay các API của nền tảng.

Cuối cùng, Microsoft cũng giới thiệu tính năng tương tự cho các nhà phát triển nền tảng iOS mang tên Universal Windows Platform Bridge for iOS. Tuy nhiên, có một điểm độc đáo nữa đối với tính năng cuối này đó là nhà phát triển có thể nhập các dự án đão được tạo trên OS X với XCode vào Visual Studio một cách trực tiếp. Đồng thời Visual Studio còn cho phép triển khai và gỡ rối các ứng dụng được phát triển bằng ngôn ngữ Objective-C một cách trực tiếp trên Windows.


Không dừng lại ở đó, các nhà phát triển có thể dễ dàng khai thác các API gốc trên nền tảng Windows để mở rộng ứng dụng của mình. Đối với các trò chơi được viết trên cả Android lẫn iOS cũng có thể tái sử dụng mã nguồn trên nền tảng Windows nhờ vào Visual Studio không những hỗ trợ Java, C++ hay Objective-C mà còn hỗ trợ cả thư viện đồ họa mở OpenGL được sử dụng rộng rãi trên hai nền tảng trên.

Nền tảng .NET Core

Tại hội nghị, Microsoft cung cấp một thông tin khá thú vị đó là việc đưa .NET Core vốn chỉ được hỗ trợ chính thức trên Windows sang các nền tảng khác như Linux hay Mac thậm chí FreeBSD cũng được hỗ trợ và hứa hẹn sẽ xuất hiện ngay sau đó. Điều này nghĩa là các ứng dụng Universal được phát triển trên Windows 10 hay ứng dụng web ASP.NET 5 sẽ có thể sử dụng trực tiếp trên Linux, Mac hay FreeBSD.


Ngoài ra .NET Core còn hỗ trợ đa nền tảng trên các thiết bị phần cứng như x86, x64 hay ARM để hỗ trợ trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đồng thời, dự án LLILC LLVM cũng được giới thiệu. Nhờ vào dự án này, trình biên dịch mã .Net sẽ được triển khai trên bất kỳ hệ thống, nền tảng nào miễn sao hệ thống, nền tảng đó hỗ trợ trình biên dịch LLVM.

Một điểm thú vị nữa của .NET Core đó là khả năng tự chứa (self-contained) các thư viện đã được biên dịch sang mã nhị phân (bao gồm cả .NET Core Framework và runtime). Như vậy ứng dụng được viết trên nền .NET sẽ không bị phụ thuộc vào hệ thống cũng như độc lập với các ứng dụng khác, tránh tình trang xung đột do thư viện chồng chất lên nhau.

Đặc biệt, tính năng này cũng hữu ích khi một ứng dụng được thiết kế một lần có thể chạy trên tất cả các nền khác nhau bởi từ đây, các tính năng mới cùng các cải tiến của một bản .NET Core mới có thể luôn nằm trong ứng dụng của bạn mà không phụ thuộc vào phiên bản .Net Core của thiết bị.

Cuối cùng, đó là sự xuất hiện của Visual Studio Code dành cho Windows, Linux và OS X. Visual Studio Code chỉ đơn thuần là một trình biên tập mã lệnh của các ngôn ngữ lập trình chứ không bao gồm trình biên dịch như một IDE. Tuy nhiên, Visual Studio Code trang bị một số tính năng nâng cao giúp viết mã lệnh nhanh hơn đó là IntelliSense, Refactoring và tìm các references.

HoloLens


HoloLens đã được phát triển trong các năm gần đây. Tuy nhiên do sự phát triển về công nghệ di động, các thành phần phần cứng của HoloLens như vi xử lý, cảm biến đã có những nâng cấp để khai thác sức mạnh triệt để của nền tảng công nghệ này. Trong hội nghị Build, Microsoft đã trình diễn thiết bị này đồng thời các nhà phát triển tham gia hội nghị cũng có cơ hội tự trải nghiệm thiết bị này. HoloLens chứa tất cả các thành phần cần thiết cho quá trình hoạt động mà không cần kết nối đến bất kỳ thiết bị nào như máy tính cá nhân hay điện thoại thông minh.


Một thông tin tốt lành dành cho những người đam mê thiết bị này đó là tất cả các ứng dụng Windows universal đều có thể hoạt động trên HoloLens. Đồng thời, Microsoft cũng làm việc trực tiếp với Unity Technologies để mang game engine Unity lên HoloLens và cung cấp một cách miễn phí cho các nhà phát triển. Như vậy, một tương lai hứa hẹn cho HoloLens do không những phục vụ cho nhu cầu công việc, học tập mà HoloLens còn cung cấp những trải nghiệm thực tế ảo khi tham gia các trò chơi.


Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, Microsoft chưa phát hành công cụ phát triển cho thiết bị này và hứa hẹn sẽ sớm xuất hiện trong tương lai.

--
Tóm lại, tại Build 2015, Microsoft đã cho chúng ta thấy sự thay đổi rất lớn trong chiến lượt của mình. Qua đó, hãng không chỉ tích hợp các sản phẩm nguồn mở vào sản phẩm nhằm giúp các nhà phát triển, các chuyên gian IT tiết kiệm thời gian cũng như chi phí trong việc phát triển và triển khai các giải pháp lên các sản phẩm của hãng, mà công ty còn có những đóng góp to lớn cho cộng đồng nguồn mở.

Đặc biệt, đa dạng các công cụ phát triển bằng cách mã nguồn mở .NET Core trên các nền tảng vốn từng được xem là đối thủ một thời gian rất dài của hãng. Bên cạnh đó, Build 2015 cũng cho ta thấy bước tiến rất lớn của Azure trong việc tạo ra một hệ sinh thái khép kín với tất cả các công cụ công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp bẩy hoạt kinh doanh mình lên đồng thời chi phí cho các dịch vụ này thấp nhất có thể.

Cuối cùng, ở khía cạnh của người dùng, dễ thấy đó là sự hứa hẹn đầy triển vọng của các sản phẩm thuộc nền tảng Windows 10 bởi sự trải nghiệm đa dạng và thống nhất của nó. Đặc biệt, đối với HoloLens lại càng hứa hẹn khi không những cung cấp những trải nghiệm thực tế ảo, HoloLens còn cho phép người dùng tương tác với các ứng dụng có khả năng mở rộng trên HoloLens.

Tài liệu tham khảo:

[1]: Microsoft Announces Azure SQL Database elastic database, Azure SQL Data Warehouse, Azure Data Lake - SQL Server Team Blog - Site Home - TechNet Blogs

[2]: Today at Build—new possibilities with the Office platform - Office Blogs

[3]: Unity Will Be Able To Build Games For Microsoft’s HoloLens | TechCrunch

[4]: Announcing Support for Microsoft HoloLens – Unity Blog

[5]: Introducing .NET Core - .NET Blog - Site Home - MSDN Blogs
 
Last edited by a moderator:

vanty91

New Member
Tham gia
6/3/14
Bài viết
100
Được thích
43
#3
và tiếp tục chờ đợi
 

Dark Wingz

Chuyên viên bắt lỗi tại trận
Tham gia
11/2/14
Bài viết
1,028
Được thích
1,316
#5
How about Facebook :))))?
 

iservice.hanoi

Guest
#6
Chờ đợi là hạnh phúc. Nhìn thấy thú vị quá! :) Microsoft đúng là 1 ông lớn tuyệt vời. (y)
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom