Từ 1/4/2020, các hãng xe công nghệ phải dán phù hiệu, hộp đèn nếu không muốn bị dừng hoạt động

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
1230 #1

Hôm thứ ba (3/3), Bộ Giao thông Vận tải ra thông báo về Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ) chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/4/2020, trong đó có việc các hãng xe công nghệ sẽ phải đăng ký hoạt động theo mô hình ''đơn vị kinh doanh vận tải'', nếu không sẽ phải dừng hoạt động theo quy định.

Theo đó, ngay khi thông tin được đưa ra thì hàng ngàn tài xế đang chạy xe công nghệ như Grab, Be, Fast Go... lo lắng, không biết mình sẽ hoạt động ra sao vì khi nghị định có hiệu lực thì kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (thường gọi là xe hợp đồng điện tử) cũng chấm dứt từ ngày 1/4/2020.

Việc thí điểm ứng dụng phần mềm kết nối để kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử đối với xe ô tô dưới 9 chỗ tại 5 tỉnh, thành phố qua Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016 đã chứng minh hiệu quả kinh tế, xã hội của việc ứng dụng công nghệ mới vào kinh doanh vận tải, được người dân đón nhận, kết quả thí điểm cũng khẳng định sự cần thiết cũng như điều kiện để xây dựng khuôn khổ pháp lý chính thức để quản lý.

Nghị định được ban hành phù hợp với những quy định mới của pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phát huy những kết quả đã đạt được đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định 86 cũng như tiếp thu những bài học từ Quyết định 24 để tạo lập khuôn khổ pháp lý chính thức cho việc ứng dụng các phần mềm kết nối trong kinh doanh vận tải, thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.


Nghị định cũng nêu rõ từ 1/4/2020 tới đây, các hãng xe công nghệ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải đang hoạt động tại Việt Nam không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải. Cụ thể:

Điều 35. Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải
1. Đơn vị chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải (không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải) phải chấp hành các quy định theo pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Ghi nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng và chuyển yêu cầu vận chuyển đến đơn vị kinh doanh vận tải đang tham gia trong phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải;

b) Thực hiện vai trò là đơn vị trung gian để xác nhận thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận giữa đơn vị kinh doanh vận tải với khách hàng, trong đó đảm bảo thực hiện đúng giá cước vận tải đã niêm yết hoặc giá trị hợp đồng đã ký kết; phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đảm bảo bảo tuân thủ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 của Nghị định này; phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 của Nghị định này;

c) Ghi nhận đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ của lái xe để thông tin đến đơn vị kinh doanh vận tải điều chỉnh dịch vụ vận tải đã cung cấp;

[....]

2. Trường hợp đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi phải thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại điểm c, điểm d, điểm e, điểm i, điểm k khoản 1 Điều này.

Do vậy, các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với đơn vị mình để đảm bảo thực hiện đúng quy định tại điều 35 của nghị định 10. Tóm lại, đây là quy định rất mở để đơn vị tự lựa chọn và xác định hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với các điều kiện kinh doanh của Nghị định.
Ngoài ra, các hãng xe công nghệ còn phải:

Điều 7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

a) Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe;

b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm;

c) Thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.

....


Đối với xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ, nghị định cũng nêu rõ:

Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 x 30 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe

Thời gian thực hiện điều này là trước 1/7/2021. Trường hợp nếu có nhu cầu thực hiện theo loại hình xe taxi phải thực hiện cấp lại phù hiệu xe taxi để hoạt động kinh doanh theo quy định của nghị định 10. Việc thí điểm xe hợp đồng điện tử hiện tại tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa làm tiền đề cho việc bổ sung quy định pháp lý mới chính là nghị định 10 và sau khi có hiệu lực sẽ áp dụng toàn quốc.

Như vậy, các hãng công nghệ cung cấp phần mềm kết nối như Grab, Be, Fast Go,.... sẽ được xem là các hãng cung cấp phầm mềm, dịch vụ, không phải là doanh nghiệp vận tải, do vậy, theo quy định các hãng này không được phép điều hành, quản lý hoạt động của phương tiện, cũng như thu tiền từ tài xế, hành khách.

Chi tiết về Nghị định 10, mời các bạn vào đây: Nghị định số 10/2020/NĐ-CP | Thư viện pháp luật.

Xem thêm:


 

elgaucho

Active Member
Tham gia
9/1/19
Bài viết
303
Được thích
81
#2
Treo hoặc dán tạm logo trước kính khi hoạt động thì được chứ bắt sơn hoặc dán chết logo như taxi thì làm ăn công nghệ gì nữa. Chạy xe công nghệ là chức năng thứ 2 thôi xe người ta còn để dùng mà.
 

vokhacnam

Member
Tham gia
20/2/20
Bài viết
105
Được thích
21
#3
Xe công nghệ sử dụng lúc nhàn rỗi, bắt người ta dán như xe taxi thì thấy không ổn, hay tôi chưa đọc kĩ bài viết ???
 

hailongplus

Active Member
Tham gia
22/11/14
Bài viết
211
Được thích
56
#4
Mình thì lại rất ủng hộ, nếu đã coi là 1 nghề thì phải tuân thủ quy định
 
Top Bottom