Tại sao 3 camera trên smartphone tầm trung không thực sự phát huy tác dụng như quảng cáo

Nguyễn_Cương

Well-Known Member
Tham gia
5/10/17
Bài viết
4,341
Được thích
2,501
1463 #1

Các nhà sản xuất smartphone ngày ngày đang có xu hướng tập trung nhiều vào camera của thiết bị và trong khi tất cả các nhà sản xuất smartphone cao cấp đều trang bị nhiều camera ở mặt lưng (ngoại trừ Pixel 3 và Pixel 3 Xl), smartphone tầm trung cũng đang bắt đầu sử dụng nhiều hơn 1 camera. Nhưng việc trang bị nhiều camera trên smartphone không phải lúc nào cũng mang lại chất lượng chụp ảnh tốt hơn cho người dùng. Đôi khi, những camera phụ đó chẳng là gì ngoài một mánh khóe quảng cáo của các nhà sản xuất smartphone tầm trung.

Với việc kết hợp nhiều camera, smartphone có thể đạt chất lượng chụp hình cao hơn, cung cấp một số tùy chọn chế độ chụp. Camera đo chiều sâu cho phép smartphone chụp được chế độ chân dung xóa phông, mang lại hiệu ứng trực quan và đẹp hơn. Camera góc rộng mang đến tầm nhìn rộng hơn và cảm biến ToF (Time-of-Flight) cho khả năng đo chiều sâu trường ảnh chính xác hơn.


Smartphone cũng sử dụng camera tele giúp cung cấp khả năng zoom quang 2X. Thậm trí Huawei cò xoay sở để lắp camera tiềm vọng để mang lại khả năng thu phóng gấp 10 lần trên Huawei P30 Pro. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi trang bị 3 camera trên smartphone tầm trung có thực sự hiểu quả hay không, chúng ta cần đi sâu hơn nữa, tìm hiểu về lịch sử của xu hướng trang bị nhiều camera trên smartphone.

Lịch sử xu hướng trang bị nhiều camera trên smartphone

Mặc dù đã có những điện thoạt sử dụng camera phụ từ năm 2007, nhưng thực sự việc sử dụng camera kép đáng chú ý đầu tiên thì là của smartphone HTC. HTC One M8 ra mắt vào năm 2014 có camera chính 4MP được ghép nối với camera phụ 2MP để cung cấp thêm dữ liệu đo chiều sâu của ảnh. LG cũng đã áp dụng hệ thống camera kép vào năm 2016 trên LG G5, với camera chính 16MP kết hợp camera góc rộng 8MP để cho khả năng chụp góc rộng. Cùng năm đó, Huawei cũng đã sử dụng 2 camera vào năm 2016 trên Huawei P9 với ống kính phụ là camera đơn sắc cho ảnh đen trắng.


Tuy nhiên, xu hướng camera kép lại bắt đầu khi iPhone 7 Plus của Apple được công chúng đón nhận, với hai camera ở phía sau cùng năm 2016. iPhone 7 Plus được trang bị 2 camera 12Mp + 12MP trong đó camera đầu tiên có tiêu cự 23mm và camera thứ 2 có tiêu cự 56mm. Điều này cho phép iPhone 7 Pluscamera tele cung cấp khả năm zoom quang 2x. iPhone 7 Plus của Apple cũng có khả năng đo chiều sâu để tạo ảnh xóa phông như HTC bằng cách sử dụng dữ liệu của 2 camera.

Sau đó, xu hướng 3 camera bắt đầu xuất hiện khi Huawei ra mắt P20 Pro vào năm 2018, smartphone này sử dụng camera chính 40MP, camera tele 8MP và camera đơn sắc 20MP. Smartphone này cung cấp chế độ chụp Night Mode bằng cách kế hợp 3 camera. Tuy nhiên sau đó, Huawei đã bỏ camera đơn sắc và thay vào đó là camera góc rộng trên Mate 20 Pro.


Vào cuối năm 2018, Samsung đã bứt phá và cho ra mắt smartphone 4 camera đầu tiên trên thế giới khi ra mắt Galaxy A9 với camera chính 24MP kết hợp camera góc rộng 8MP, camera tele 10MP và camera đo chiều sâu 5MP. Đầu năm 2019, smartphone 5 camera đầu tiên cũng đã trở thành hiện thực với sự ra mắt của Nokia 9 PureView. Smartphone mang 5 camera 12MP, tất cả đều chụp đồng thời và kết hợp lại với nhàu để tạo thành một bức ảnh 12MP duy nhất.

3 camera trên smartphone tầm trung không thực sự phát huy tác dụng

Có một camera siêu rộng trong một chiếc smartphone tầm trung là thực sự tốt. Rất nhiều nhà sản xuất smartphone tầm trung đã bắt kịp xu hướng 3 camera của smartphone cao cấp khi ra mắt smartphone tầm trung với camera chính đi kèm với camera đo chiều sâu 5MP và camera góc rộng 5MP.

Mặc dù camera đo chiều sâu không cần số điểm ảnh cao, nhưng việc bổ sung camera góc rộng 5MP sẽ không có ý nghĩa. Vì khi đó, ảnh chụp từ camera góc rộng không chỉ thiếu chi tiết, tái tạo màu sắc mà khả năng phơi sáng còn kém. Ngoài ra, vấn đề lớn nhất với 3 camera phía sau trên smartphone tầm trung không chỉ là giới hạn pixel của camera mà còn là giới hạn chipset cung cấp sức mạnh cho thiết bị. Khi nói đến tính toán chụp ảnh, smartphone cao cấp có 3 camera hoặc 4 camera có chipset mạnh hơn sẽ giúp khả năng xử lý nhiều hình ảnh hơn và sử dụng được toàn bộ khả năng của cụm camera.


Chipset tầm trung không đủ sức mạnh để có thể xử lý chính xác các ảnh chụp và dữ liệu của chúng. Và đó là lý do tại sao một smartphone tầm trung không được chụp ảnh đẹp mặc dù nó được trang bị nhiều camera. Mánh khóe quảng cáo này sẽ không hoạt động được lâu. Thay vì cố gắng đưa nhiều camera lên máy, đã đến lúc các nhà sản xuất smartphone tầm trung tập trung hơn cho camera thực sự hoạt động tốt, ngay cả khi với chỉ 1 camera (Pixel 3a).


Xem thêm:
 
Last edited by a moderator:

Chaffee

Well-Known Member
Tham gia
13/2/14
Bài viết
1,838
Được thích
1,196
#2
Công nghệ đạt mức nano rồi mà làm cái vòng chỉnh khẩu nhỏ nhỏ vẫn chưa ăn thua nhỉ?
Zoom thì có tàu ngầm rồi, giờ muốn chỉnh xoá phông thì làm thêm cái khẩu biến thiên nữa, chụp liên tục 5 6 phát là thoải mái chỉnh hiệu ứng mờ các kiểu, lại còn có phân lớp hình ảnh
 

killed

Active Member
Tham gia
14/12/17
Bài viết
421
Được thích
199
#3
Rác chứ camera nỗi gì
 

badboybb89

Active Member
Tham gia
4/3/19
Bài viết
241
Được thích
45
#4
Phần cứng chưa hỗ trợ như cao cấp. Với lại nó mà phát huy hết tác dụng thì máy cao cấp bằng số camera đứng không nổi.
 

kduy101

Member
Tham gia
9/1/17
Bài viết
82
Được thích
37
#5
Có ai giống mình không, camera chưa bao h là tiêu chí để chọn mua đt thì gần như không chụp hình?
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom