TESTER LÀ GÌ? TESTER CẦN NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG GÌ?

Tham gia
19/2/20
Bài viết
23
Được thích
0
146 #1
Bạn có bao giờ để ý, trước khi tung ra thị trường bất cứ một sản phẩm hay dịch vụ gì, những công ty đều có một đội ngũ những nhân viên chuyên phụ trách việc kiểm tra, kiểm định chất lượng hàng hóa, đánh giá được mức độ tương thích cũng như những trở ngại, rào cản nào xảy ra khi sản phẩm được tung vào thị trường. Và trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như thế, có một nghề đang được rất nhiều các bạn sinh viên quan tâm và chọn định hướng công việc cho mình sau khi ra trường, sau các lập trình viên hay kỹ sư phần mềm.. Bạn có biết nghề nghiệp mà chúng tôi muốn nói đến ở đây là gì không? Vâng, đó chính là những tester.

Vậy Tester là gì, công việc chính của họ bao gồm những gì? khái niệm Fresh Tester được hiểu như thếnào? Và các kỹ năng mà một tester chuyên nghiệp cần phải có là gì? Tất cả các thắc mắc trên đều sẽ được chúng tôi giải đáp toàn bộ qua bài viết dưới đây? Nào, cùng nhau tìm hiểu một chút các bạn nhé!

Tester là gì?
Đúng với tên gọi của nó, tester chính là những người với công việc chính của mình là kiểm tra các lỗi, đảm bảo chất lượng phần mềm được tốt nhất, hoạt động trơn tru nhất trước khi đến tay khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của các dự án, mà vai trò, mức độ và sự ảnh hưởng của các tester ở mức độ nào. Hiện nay, có hai hướng chính mà các tester có thể chọn lựa cho công việc tương lai của mình, đó chính là Manual testingAutomation testing.
  • Manual testing : theo tôi, thì đây chính là lựa chọn của đại đa số các bạn sinh viên công nghệ thông tin sắp ra trường, bởi nếu bạn chọn lựa đi theo con đường này, thì bạn cũng không cần biết quá nhiều và chuyên sâu về kiến thức lập trình. Trong quá trình làm việc, bạn cũng sẽ ít đụng tới code, tuy nhiên, bù lại, bạn cần phải có tư duy logic tốt, cần phải nắm bắt thật vững các định nghĩa, các kỹ thuật hỗ trợ test, để có thể tìm ra lỗi một cách nhanh nhất có thể.
  • Automation testing. Công việc chính có hơi khác so với kiểu test phía trên, đó chính là các bạn phải tự dùng chính những dòng code của mình tạo ra để kiểm định phần mềm, dò tìm các lỗi bug của nó, cần phải hiểu rõ các tools và các frameworks nào hỗ trợ tốt nhất cho công việc của mình, ngoài ra, bạn cần phải nắm rõ khá nhiều ngôn ngữ lập trình như : Java, C#, AutoIT, Python, Ruby, PHP, … để có thể dễ dàng testing nhiều dự án, phần mềm khác nhau.
Nói như thế, không phải chúng ta nâng cao automation mà hạ thấp manual, bởi công việc nào đều có độ khó nhất định của nó, đòi hỏi người làm phải mày mò tìm hiểu để nâng cao kiến thức của mình. Vậy để trở thành một tester thực thụ, những kiến thức nào bạn cần phải trang bị cho mình, hãy cùng chúng tôi điểm qua những thông tin dưới đây nhé!

Những kiến thức mà Tester cần có
  • Bạn cần phải có kiến thức căn bản về máy tính, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu database, lập trình, mạng máy tính, mà tất cả điều này bạn đều được dạy ở môi trường cao đẳng, đại học. Sau khi ra trường, nếu quyết tâm theo đuổi nghề tester này, bạn chỉ cần học thêm vài khóa về kiểm thử phần mềm là có thể đi làm được rồi.
  • Tiếp theo, bạn cần phải hiểu rõ những kỹ năng testing cơ bản, hiểu được tư duy logic, thuật toán lập trình để từ đó có thể lý luận, tìm tòi và xử lý những lỗi fix bug nhanh nhất.
  • Cuối cùng, cũng không kém phần quan trọng, đó chính là khả năng tiếng anh của bạn, bởi tài liệu chủ yếu là tiếng anh, các tài liệu, website, diễn đàn bằng tiếng việt hỗ trợ cho công việc này còn rất hạn chế, chính vì thế, việc đọc hiểu và dịch được các loại tài liệu từ nước ngoài sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn sau này.
Vậy là bạn cũng đã bắt đầu chuẩn bị những kiến thức cho mình khi đọc tới đây rồi phải không? Ở phần tiếp theo của bài viết này, trước khi đi đến phần cuối đó chính là những kỹ năng cần thiết mà một tester cần phải có? Chúng ta hãy cùng nhau phân tích một khái niệm nho nhỏ nhé, đó chính là fresher tester.

Fresher tester chính là những vị trí của những người mới vào nghề, hầu hết là không cần yêu cầu có kinh nghiệm gì cả, thậm chí có một số quốc gia còn gọi họ là các newbie, tuy nhiên, vị trí này cũng cần phải có những kiến thức tối thiểu và phải nắm được các khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm. Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành tốt công việc là một fresher tester, bạn cần phải biết được các quy trình phát triển phần mềm, các giai đoạn của nó ra sao, các kỹ thuật thiết kế như thế nào, để từ đó có cái nhìn trực quan nhất, đầy đủ nhất, phục vụ tốt nhất cho công việc của mình.

Ở phần cuối của bài viết này, và cũng là phần quan trọng nhất, đó chính là các kỹ năng mà theo tôi, là cần phải có để có thể trở thành những nhà tester chuyên nghiệp:
  • Kỹ năng phân tích: việc đầu tiên đó chính là bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng phân tích cực kỳ nhanh, nhạy bén và có độ chính xác cực cao, bạn cần nhìn một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, phân tích từng function một để tìm ra từng lỗi nhỏ nhất.
  • Kỹ năng sáng tạo: hãy tìm những lỗi mà mọi người không ngờ tới, những bug mà mọi người chưa nghĩ ra, điều này sẽ giúp cho bạn nâng cao tay nghề lên rất nhiều đấy.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ: đây chính là kỹ năng bắt buộc phải có nếu như bạn chọn theo nghề này, bạn không thể cẩu thả, nhanh nhẩu đoạn, điều này sẽ rất nguy hiểm cho công việc, bởi rất có thể, bạn sẽ bỏ qua khá nhiều lỗi nghiêm trọng, điều này dẫn đến phần mềm khi đến tay người dùng sẽ không được hoàn thiện, nhận được những phàn nàn cũng như feedback xấu từ khách hàng, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty rất nhiều mà người chịu trách nhiệm đầu tiên, chính là bạn đấy.
  • Luôn luôn đổi mới, cập nhật công nghệ: đây là việc đòi hỏi các bạn phải làm hàng ngày, bởi có như thế, kinh nghiệm cũng như tay nghề của bạn mới lên cao được. Đâu ai dẫm chân mãi tại chỗ phải không nào?
  • Kỹ năng trình bày và giao tiếp với mọi người: tại sao bạn cần phải có kỹ năng này, khi suốt ngày bạn chỉ cắm mặt vào màn hình máy tính để tìm ra lỗi, xin thưa ngay với các bạn rằng, đây là một kỹ năng rất cần đấy, bởi bạn có biết, trong quá trình làm việc, xung đột xảy ra giữa các tester và developer là như cơm bữa, một anh viết phần mềm, một anh chuyên bắt lỗi anh viết ra nó, vì thế việc giao tiếp, trình bày sao cho đôi bên hiểu nhau hơn, thông cảm cho nhau hơn, để cùng nhau hoàn thiện sản phẩm là điều không phải dễ dàng đâu nhé!
Hiện nay nhu cầu tuyển dụng vị trí này ở các công ty công nghệ là rất lớn, bởi tầm quan trọng và không thể thiếu của nó trong quá trình hoàn thiện một phần mềm. Nếu như bạn mong muốn tìm kiếm một công việc tester ưng ý nhất, hãy truy cập ngay vào website chúng tôi tại địa chỉ ITNavi để có được những thông tin mới nhất về công việc hiện đang rất hot này nhé!
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom