Thông tin chi tiết về chip Tensor 2 của Google Pixel 7

hanhha

Member
Tham gia
13/8/22
Bài viết
116
Được thích
17
509 #1

Chip SOC dành cho phiên bản mới của Google Pixel sắp ra mắt nhưng đến giờ thì tốc độ và cấu hình của con chip này vẫn còn là một bí ẩn. Những gì bộ chip này có thể đem đến cho những chiếc điện thoại Android vẫn còn là ẩn số. Cho dù thế nào, Google cũng sẽ sử dụng những con chip hãng tự sản xuất cho các thiết bị của hãng và Pixel 7 sẽ sở hữu phiên bản tái sinh của Tensor.

Đặc điểm của Google Tensor G2

Thông số mà bạn có thể muốn biết:

  • Tên mã nền tảng: Cloudripper
  • Số hiệu: GS201, Tensor 2
  • Nhân: 2 nhân hiệu năng cao Cortex-X1, 2 nhân trung A76, 4 nhân Cortex-A55 tiết kiệm điện
  • GPU: Mali-G710
  • Nhà sản xuất: Samsung (trên quy trình 4nm theo công nghệ PLP)
  • Modem: g5300b
  • Các tính năng khác: Chưa rõ

Tensor G2 sẽ được Samsung chế tạo trên quy trình 4nm theo công nghệ PLP (panel-level packaging) tức là chip sẽ được cắt ra từ các tấm wafer hình vuông thay vì hình tròn, giúp giảm bớt việc lãng phí nguyên liệu. Điều này sẽ không cải thiện nhiều khả năng hoạt động của chip nhưng lại tiện lợi và giảm được chi phí. Thêm nữa là cũng khá hữu ích khi chúng ta đang trong thời kỳ thiếu chip.

Theo một vài khảo sát về tình hình các mẫu thử của Pixel 7 Pro và những lần kiểm chứng điểm benchmark lập trình viên Kuba Wojciechowski trên Twitter, Tensor G2 khả năng cao sẽ giữ nguyên cấu hình nhân 2+2+4 như Tensor GS101 với hai nhân hiệu năng cao, hai nhân trung bình và bốn nhân tiết kiệm điện. Theo Geekbench thì nhân tiết kiệm điện của chip G2 vẫn là nhân Cortex A55, thậm chí còn có lưu ý về linh kiện thay thế riêng của chúng. Đây vẫn là những loại nhân từng được dùng cho chip Tensor GS101 với thiết kế từ hồi 2017.

Những nhân khác trong chip G2 hiện tại được xác nhận là giữ nguyên như phiên bản chip Tensor đời đầu. Chip Tensor đời mới nhất cũng sử dụng nhân hiệu năng cao Cortex-X1 và nhân trung A76 nên có khả năng là G1 cũng sẽ giống như vậy.

One of the things that change across generations is the frequency. The A76 cluster is 100MHz faster at 2.35GHz. The X1 cluster has been bumped up by 50MHz, which gives it a frequency of 2.85GHz. This seems to have translated to a 10% to 15% better result in Geekbench, though it remains to be seen how this synthetic result translates to real-world usage.

Thứ thay đổi qua các thế hệ chip chính là xung nhịp. Xung nhịp của cụm nhân A76 tăng 100MHz lên thành 2,35GHz. Xung nhịp của cụm nhân X1 cũng được tăng 50MHz lên 2,85GHz. Có vẻ như điều này đã làm tăng điểm trên Geekbench lên khoảng 10% đến 15%, dù vẫn còn phải xem tình hình ứng dụng trên thực tế.

Những dữ kiện này đã được Google xác nhận khi hãng đăng tải và đưa Google Pixel 7 and 7 Pro lên Play Console.

Có vẻ như Google đã mạnh tay nâng cấp GPU. Wojciechowski chia sẻ rằng kết quả trên Geekbench cho thấy Mali-G710 xuất hiện nhiều hơn G78. Điều đó sẽ giúp cải thiện hiệu năng lên đến 20%. TPU cũng sẽ được nâng cấp.

Chip G2 sẽ lại gắn bó với modem của Samsung. Cụ thể là số kiểu máy g5300b, modem Exynos S5300.

Nghe thì điểm cải thiện nhỏ về thiết kế này hơi gây thất vọng nhưng trên thực tế thì nó có ý nghĩa rất lớn với tỉ lệ năng lượng - hiệu suất. Các bộ xử lý mới hơn sẽ tăng hiệu suất nhưng lại tiêu tốn năng lượng nên việc tiếp tục sử dụng những bộ xử lý đời cũ lại là cách để ta tăng hiệu suất.

Google đã có kinh nghiệm xử lý cho cả một thế hệ thiết bị rồi nên việc tối ưu hoá cả hệ thống trong tương lai sau này cũng đơn giản hơn. Điều này cũng giống như việc hãng giữ nguyên mẫu camera cho nhiều thế hệ Pixel, giúp càng ngày càng cải thiện được sự tương tác giữa phần mềm với phần cứng.

Bộ chip này bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ tháng 6 năm 2022. Điều này sẽ giúp Google có đủ chip Tensor G2 để sẵn sàng cho màn ra mắt Pixel 7 and 7 Pro vào ngày 6 tháng 10 năm 2022.

Những tính năng đặc biệt Google Tensor G2

Bộ chip của điện thoại thông minh không chỉ chứa một loạt các loại nhân. Những linh kiện khác bên trong chip cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu năng của chip. Một trong những lý do lớn nhất để Google lựa chọn tự sản xuất chip Tensor đời đầu là vì muốn tăng cơ hội ứng dụng machine learning. Cùng với sự phát triển của điện toán phổ biến, cái gọi là tính toán không đồng nhất (nghĩa là đẩy các khối lượng công việc nhất định đến những phần cứng khác nhau hoặc tùy chỉnh thay vì các CPU đa dụng) có thể tác động đến hiệu năng có thể nhận thấy của thiết bị nhiều hơn là những lợi ích đơn luồng to lớn.

Đây không chỉ là về một hoặc hai điểm benchmark mà là về cách chúng ta sử dụng điện thoại. Hơn thế nữa, đó là về công nghệ nhận diện giọng nói, dịch thuật, những chế độ hay ho của camera, AR/VR và các chuỗi tác vụ chuyên môn hóa cao khác. Và vì thế mà bạn sẽ cần đến nhiều hơn là chỉ một số nhân ARM và một GPU.

Chip Tensor đời đầu chứa một số phần của đường dây xử lí hìình ảnh HDRNnetNnet của Google trong phần cứng, tăng thêm hiệu năng chuyên môn hóa trực tiếp khối lượng tác vụ của Google so với một ISP đa dụng. Google cũng cài cho phiên bản này một bộ xử lý chuyên dụng cho mảng bảo mật (đi kèm với một chip Titan M2 sử dụng cho hệ điều hành “Trusty OS”).

Trong khi những chi tiết tương tự liên quan đến chip G2 vẫn chưa được tiết lộ, ta có thể chắc rằng Google sẽ tiếp tục để chip G2 sở hữu những tính năng chuyên môn hóa cao như này. Sau cùng thì những tính năng như vậy là lý do tại sao hãng chọn tự sản xuất bộ chip riêng. Ngược lại, Google cũng sử dụng một số thứ của Qualcomm như đã từng trong quá khứ.


Chip G2 khả năng cao là sẽ được tối ưu hóa và cải tiến thêm liên quan đến hệ thống tính toán không đồng nhất của Google, cài đặt thêm camera mới và cải thiện các tính năng liên quan đến machine learning của phần cứng nhanh gọn và hiệu quả.

Liên quan đến I/O, Google chia sẻ rằng hãng sẽ đem đến cho bộ chip sắp ra mắt “thêm những phát minh quan trọng liên quan đến AI và những trải nghiệm cá nhân nhân hữu ích thông qua giọng nói, ảnh chụp, video và bảo mật”. Trong khi chip Tensor GS101 đời đầu chủ yếu dựa trên thiết kế chip Exynos của Samsung, ta sẽ thấy những mẫu chip trong tương lai như Tensor G3 (nếu được hãng đặt tên như này) sẽ dần xa rời bản nền theo thời gian cũng như theo yêu cầu của Google.

Cấu trúc nhân 2+2+4 của Google cũng thật độc đáo. Từ trước đến giờ, những nhà sản xuất chip khác không thêm một nhân hiệu năng caocao giống như Google. Lý giải của hãng cho cấu trúc này là vì để tăng hiệu năng khi xử lý lượng tác vụ “tầm trung” bằng cách để nhiều nguồn xử lý một tác vụ để đẩy nhanh tốc độ, sớm trở lại tình trạng tiết kiệm pin.

Những thiết bị hỗ trợ Google Tensor G2

Tensor G2 sẽ ra mắt cùng dòng điện thoại Pixel 7, bao gồm Google Pixel 7 và Pixel 7 Pro. Google đã ấn định ngày ra mắt là ngày 6 tháng 10. Đó chính là thời khắc mà chúng ta lần đầu được chiêm ngưỡng thiết bị chứa chip Tensor G2. Google cũng đã lên kế hoạch ra mắt máy tính bảng có chip Tensor, nếu ra mắt vào năm 2023 thì sẽ sử dụng bộ chip GS101 đời đầu.

Một mã phần cứng khác cũng gắn bó với G2 với cái tên Ravenclaw, được ghép từ “Raven” (Pixel 6) và “claw” (móng vuốt) gợi nhớ tên mã của dòng Pixel 7 (báo đốm và báo đen), có thể mang hàm ý rằng Pixel 6 đang chứa phần cứng của Pixel 7. Google cũng từng dùng cách đặt tên tương tự khi Pixel 5 sở hữu linh kiện của Pixel 6.

Tensor G2 cũng có thể hỗ trợ Google Pixel Fold, sản phẩm đã được đồn đoán cả năm nay nhưng Google vẫn chưa chính thức xác nhận. Tin đồn về chiếc điện thoại gập Pixel mới nhất cho rằng nó sẽ xuất hiện trên thị trường năm 2023, nhưng chúng tôi cho rằng có thể là năm nay luôn. Cũng có thể chiếc điện thoaij gập nhà Google sẽ ra mắt muộn hơn nữa nhưng nếu được ra mắt vào năm sau thì việc nó sở hữu chip Tensor G2 cũng là hợp lý.


Rõ ràng rằng Tensor G2 sẽ không đem đến bước tiến lớn về cả hiệu năng lẫn thiết kế chip nhưng vẫn có những cải tiến nhất định. Google có thể sẽ cải thiện phần tỏa nhiệt của chip Tensor G2, giúp các thiết bị sử dụng chip có thể bớt nóng máy và tiết kiệm được năng lượng hơn.

Xem thêm:


TECHRUM.VN / THEO: ANDROIDPOLICE
 
Top Bottom