Thực hiện đăng ký chứng nhận ISO 22000 ngay hôm nay

Tham gia
23/8/21
Bài viết
1
Được thích
0
123 #1
Đảm bảo vệ sinh an toàn là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của một mặt hàng thực phẩm trên thị trường. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp thì việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế và sở hữu chứng nhận ISO 22000 là giải pháp vô cùng hữu ích đối với nhiều doanh nghiệp.
ISO 22000 là một tiêu chuẩn độc lập tập hợp các yêu cầu dành cho Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa các vấn đề gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm và khuyến khích thực hành vệ sinh tốt trong sản xuất, phân phối, bảo quản thực phẩm.
Chứng nhận ISO 22000 là hoạt động kiểm tra do tổ chức độc lập (bên thứ ba) thực hiện. Tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp xem có tuân thủ tiêu chuẩn ISO 22000 hay không. Chứng chỉ ISO 22000 do tổ chức chứng nhận có thẩm quyền cấp được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu.
ISO luôn quan tâm cập nhật các phiên bản mới cho tiêu chuẩn của mình để đáp ứng bối cảnh thực tiễn. Từ khi ra đời tới nay, tiêu chuẩn ISO 22000 có tất cả 2 phiên bản là: 2005 và 2018. Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 pdf đã được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng ngay khi tiêu chuẩn thay đổi phiên bản mới. Tại Việt Nam, TCVN ISO 22000:2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tương ứng với tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Theo dự kiến, chứng nhận ISO 22000:2005 sẽ hết hạn vào tháng 6/2021. Để tiếp tục duy trì chứng nhận, các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 22000:2018 mới nhất trước ngày 29/06/2021. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài gây ra nhiều tác động tiêu cực cho ngành công nghiệp thực phẩm khiến cho thời hạn cập nhật hệ thống quản lý cũng bị trì hoãn theo. Cụ thể, quá trình chuyển đổi đã được kéo dài đến ngày 31/12/2021. Như vậy, các nhà sản xuất, phân phối và công ty thực phẩm sẽ có thêm thời gian 6 tháng để chuẩn bị chứng nhận theo phiên bản mới.
Vậy những ai có thể thực hiện đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000? Vì ISO 22000 tập trung vào lĩnh vực an toàn thực phẩm nên câu trả lời cho câu hỏi này đó là: Tất cả các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp trong chuỗi thực phẩm, bất kể quy mô và vị trí địa lý đều có thể chứng nhận ISO 22000. Cụ thể, đối tượng của ISO 22000 thuộc các nhóm sau đây:
Nông trại, trang trại, ngư trường. Cơ sở sản xuất chất phụ gia. Doanh nghiệp cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm. Đơn vị đóng gói nguyên vật liệu, thành phẩm. Cơ sở lưu trữ thực phẩm. Đơn vị vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm, sản phẩm. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối thực phẩm
Không chỉ áp dụng ISO 22000 là cần thiết mà việc hoàn thành chứng nhận ISO 22000 cũng được nhiều chuyên gia khuyến khích. Bên cạnh những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 như: Kiểm soát và hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm; Nâng cao chất lượng thực phẩm; Tiết kiệm chi phí và thời gian xử lý sự cố phát sinh,… thì những lợi ích mà chứng chỉ ISO 22000:2018 mang lại cũng hoàn toàn xứng đáng để các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để được chứng nhận. Có thể kể tới một vài lợi ích chính sau đây:
Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 tương đương với Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Là minh chứng cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) đạt chuẩn của doanh nghiệp. Giảm bớt các cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng. Chứng chỉ ISO 22000 giúp doanh nghiệp có được lòng tin của khách hành và đối tác
Chứng nhận ISO 22000 được công nhận toàn cầu mang lại nhiều cơ hội hợp tác và phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa các sản phẩm thực phẩm của mình vào tiêu thụ tại những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng. Chứng nhận ISO 22000:2018 là cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp
Tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cùng Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP giống nhau ở chỗ cả hai đều tập trung vào mục tiêu giúp thực phẩm an toàn để tiêu dùng. Sự khác nhau giữa ISO 22000 và HACCP cần các doanh nghiệp phải biết để áp dụng vào doanh nghiệp mình cho phù hợp.
Sự khác biệt của hai tiêu chuẩn này nằm ở phương thức thực hiện để đạt mục tiêu. Đúng như tên gọi của mình, HACCP tập trung vào việc kiểm soát các mối nguy tại các điểm cụ thể trong quy trình sản xuất thực phẩm và loại bỏ những mối nguy này để cải thiện tính an toàn của các sản phẩm thực phẩm đang sản xuất của doanh nghiệp. Trong khi đó, ISO 22000 mang tính khái quát hơn HACCP. Tiêu chuẩn ISO 22000 xem xét an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng hơn là chỉ tập trung vào một số điểm quan trọng đã xác định. ISO 22000 bao gồm cả các khía cạnh không được HACCP đề cập cụ thể như hướng dẫn xử lý các chất gây dị ứng.
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom