THỊ TRƯỜNG CRYPTO TRƯỚC CĂNG THẲNG NGA - UKRAINE

Roseare

Member
Tham gia
18/1/22
Bài viết
35
Được thích
0
384 #1
Lời nói đầu: Bitcoin (BTC) đã giảm xuống còn 42.000 USD khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục gia tăng

Nga có dấu hiệu sẽ tấn công vào biên giới Ukraine, tài sản rủi ro bị bán tháo, tài sản trú ẩn an toàn tăng mạnh. Bitcoin (BTC) đã giảm xuống còn 42.000 USD khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục gia tăng, không riêng gì tiền điện tử mà tài sản rủi ro khác cũng bị ảnh hưởng do xung đột leo thang gần đây.

1. Căng thẳng giữa Nga & Ukraine

Sự sụt giảm của chứng khoán Mỹ mở rộng, chỉ số Dow từng giảm 500 điểm, S&P giảm 1,8% và Nasdaq giảm 2,6%. Giá dầu quốc tế tăng hơn 4 đô la Mỹ trong ngày và giá vàng tăng hơn 1%. Bitcoin giảm nhẹ.

Theo báo chí nước ngoài, Mỹ cho rằng Tổng thống Nga Putin đã quyết định “xâm lược” Ukraine, dự kiến bắt đầu vào tuần tới. Nga có thể mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào thành phố Kiev (thủ đô) của Ukraine.

Hiện nay, tình trạng xung đột giữa Nga và Ukraine đang diễn ra rất căng thẳng, có dấu hiệu xung đột vũ trang.

Dù vậy nhưng Moscow vẫn liên tục phủ định về kế hoạch tấn công

Hiện nay Nga đang nắm trong tay những gì: Lực lượng quân sự và kho vũ khí hạt nhân hàng đầu, nguồn dầu mỏ dồi dào (lái giá dầu lên tận ~$100), nguồn lương thực (lúa mì) lớn và nhiều kim loại khác.

Nếu xung đột vũ trang xảy ra => Phương Tây trừng phạt kinh tế Nga => Nga đáp trả với các nguồn lực kể trên => Thiếu hụt hàng hoá => Lạm phát gia tăng

Châu Âu hiện tại: Giá năng lượng gia tăng, thiếu hụt hàng hoá => kinh tế trì trệ

Mỹ cũng không khá hơn: Thiếu hụt năng lượng, giá cả di chuyển leo thang => Áp lực tăng lãi suất, mà tăng lãi suất thì có thể gây ra kinh tế trì trệ.

2. Chiến tranh Nga - Ukraine liệu có đáng sợ ?

Hay đúng hơn phải gọi là Nga thâu tóm lại Ukraine, Đại đế Putin thì đang dọa Ukraine nên tâm lý mọi người hãi là bình thường, tuần này dự là tâm lí giao dịch sẽ khó khăn, vâng, đó là ngắn hạn. Và giá dầu thì tăng mạnh vì 2 nước này liên quan rất nhiều tới dầu. Dự từ lâu rồi.

Nếu Nga thật sự thâu tóm Ukraine thì sao? thì nước mình chả làm sao cả. Vốn nước mình chả có nhiều giao thương kinh tế cho lắm với 2 nước này, lo sợ ảnh hưởng kinh tế là thừa thãi.

Nhưng nếu Mỹ tham chiến ( khó xảy ra, Mỹ vốn ko thân với Ukraine, Mỹ lo một ông Trung Quốc đã mệt lắm rồi, lo sao nổi Nga nữa ) nếu Mỹ tham chiến thì Chiến tranh lớn đấy, và bơm tiền càng khỏe, ai tìm hiểu sâu về kinh tế chiến tranh thời CTTG I, II. Lúc đấy có tài sản như đất, vàng để giữ là tốt rồi vì Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhiều đấy, nhắc lại là rất khó xảy ra.

Tóm lại, thời điểm nhạy cảm này, ảnh hưởng ngắn hạn, trung hạn bình thường, dài hạn không khác gì, toàn nắm cổ phiếu dài hạn lo sợ gì hoảng loạn ngắn hạn.

3. Bitcoin & Crypto có ảnh hưởng không?

Nhìn chung hiện nay Bitcoin vẫn đang chịu áp lực bán do là một tài sản rủi ro, và được các quỹ cũng như các nhà đầu tư truyền thống áp dụng các quy tắc đầu tư như cổ phiếu công nghệ.

Bitcoin dường như đã bị ảnh hưởng bởi các nguồn tin từ truyền thông Hoa Kỳ tuyên bố rằng Nga có thể đang lên kế hoạch tấn công Ukraine ngay sau thứ Ba tuần tới. Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Antony Blinken cho biết chúng ta đang ở trong tình thế nguy hiểm khi một cuộc tấn công có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Quan trọng là cần theo dõi những gì có thể xảy ra giữa Nga và Ukraine trong những ngày tới. Điều này có thể có tác động lớn không chỉ đến Bitcoin mà còn đối với các thị trường tài chính truyền thống trên thế giới. Hơn nữa, thế giới đang tăng lãi suất do tỷ lệ lạm phát cao và chính sách tiền tệ nới lỏng trong 2 năm qua.

Một cuộc tấn công của Nga tại Ukraine sẽ có thể đe dọa sự ổn định ở châu Âu và điều đó có thể đẩy thị trường xuống thấp hơn. Cũng cần lưu ý rằng nếu cuộc tấn công Ukraine trở thành hiện thực, cuộc xung đột có thể kéo dài sang các quốc gia khác, bao gồm cả các nước Baltic.

Hơn nữa, nếu Bitcoin và các thị trường truyền thống giảm, các altcoin sau đó sẽ đi theo xu hướng tương tự. Do đó, có thể sẽ không có nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ hỗn loạn như thế. Thật vậy, altcoin thậm chí có thể giảm nhanh hơn các tài sản khác, thậm chí là Bitcoin.

Tuy nhiên chúng ta hãy nhìn lại một chút về nguồn gốc và bản chất của Bitcoin cùng những đợt tăng trưởng:

2008: Ra đời trong bối cảnh khủng hoảng tài chính => Tiền tệ phi chính phủ, “Digital Gold”, “Store of Value”, …

Các giai đoạn 2011, 2013, 2017: Tăng trưởng với các câu chuyện về việc chấp nhận Bitcoin của các công ty.

2020: Lại nổi lên trong bối cảnh khủng hoảng do đại dịch Covid-19

2021: Các câu chuyện về Mass Adoption

2022: “Khủng hoảng” địa chính trị, lạm phát?

Nếu có chiến tranh giữa Nga và Ukraine thì không những Bitcoin bị ảnh hưởng mà nhiều tài sản khác còn ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, với tình hình thị trường hiện tại chúng ta nên chờ tín hiệu của thị trường, hạn chế đánh margin và Future ngay lúc này. Chúng ta cũng chỉ nên trade ngay lúc này hạn chế holder.

Tải app ngay để cập nhật nhanh thông tin từ thị trường: Tải ứng dụng WikiBit-WikiBit
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom