Thực phẩm thay thế cơm trắng tốt cho tiểu đường

Tham gia
10/4/15
Bài viết
96
Được thích
0
59 #1
Thực phẩm thay thế cơm trắng tốt cho tiểu đường

Người tiểu đường ăn gì thay cơm? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bị tiểu đường muốn cải thiện bệnh lý thông qua chế độ ăn hằng ngày. Theo các chuyên gia, bạn có thể dùng gạo lứt, bún, miến, bánh mỳ, bánh bao, khoai, sắn, ngô... thay thế cho cơm trắng trong thực đơn cho người tiểu đường.

Gạo lứt

Gạo lứt là một trong những loại thực phẩm hàng đầu có thể thay thế cơm trắng cho người mắc bệnh tiểu đường và một số bệnh mãn tính khác. Điểm tạo nên sự khác biệt của gạo lứt so với gạo trắng đó là gạo lứt vẫn còn một lớp màng cám bao bọc bên ngoài. Giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe đều nằm ở lớp màng cám đó.


Vitamin nhóm B, protein, crom, chất chống oxy hóa có trong gạo lứt thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể. Hàm lượng chất xơ dồi dào cũng giúp ổn định đường huyết, giảm tỷ lệ đường trong máu. Đồng thời, loại gạo này còn chứa magie - một khoáng chất cần thiết có thể kích thích sản sinh insulin - từ đó tăng quá trình chuyển hóa đường trong máu.


Không chỉ có tác dụng kiểm soát đường huyết, gạo lứt còn có công dụng tuyệt vời trong việc giảm cân, kiểm soát cân nặng. Thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt sẽ giúp người tiểu đường có cảm giác no, hạn chế sự thèm ăn của cơ thể.



>> Tham khảo: tiểu đường có ăn mít được không

Một số món ăn chế biến từ gạo lứt cho người tiểu đường có thể tham khảo là:


- Nấu cơm gạo lứt thay cơm trắng: Hãy ngâm gạo khoảng 8 tiếng để gạo mau chín. Sau đó, bạn tiến hành vo gạo, tránh vò quá kỹ sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng. Cuối cùng, bạn thêm nước vào với tỷ lệ 1 gạo: 1,5 nước rồi nấu như cơm trắng bình thường. - Nấu nước gạo lứt rang: Bạn cần chuẩn bị 200g gạo lứt, 2 lít nước lọc để thực hiện món ăn này. Sau đó bạn mang gạo lứt đi rang cho thơm rồi ngâm với nước sạch trong khoảng 8 tiếng để gạo được mềm. Tiếp đến, hãy vớt gạo ráo nước ra cho vào nồi đun với 2 lít nước lọc đã chuẩn bị, đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa tới khi nước rút xuống còn khoảng hơn 1 lít thì tắt bếp.


Gạo lứt cứng và nhiều chất xơ nên khi ăn người bệnh cần ăn chậm và nhai thật kỹ để dễ tiêu hóa. Bên cạnh sử dụng gạo lứt, chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường vẫn cần bổ sung rau xanh, trái cây ít đường, thịt trắng, cá, trứng sữa để cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với tình trạng bệnh. Đồng thời đừng quên kết hợp với chế độ luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý và kiểm tra đường huyết thường xuyên trong quá trình ăn gạo lứt để có những điều chỉnh kịp thời.

Các loại hạt

Các loại hạt chứa rất nhiều dầu, hạt lanh chứa 32% tới 45% khối lượng là dầu, trong đó 51%-55% là axit linoleic, có tác dụng giảm lipid máu và giảm đường huyết. Ngoài ra trong hạt lanh, hạt chia có chứa rất nhiều vitamin, chất xơ hòa tan, sắt, photpho, omega – 3… giúp làm chậm quá trình tăng đường huyết. Đồng thời, nó còn hạn chế được những biến chứng của bệnh tiểu đường như cao huyết áp, tim mạch, xương khớp…


Bạn hãy dùng một thìa bột hạt lanh pha một cốc nước ấm mỗi sáng uống khi đói. Tuy nhiên, không nên dùng quá 2 thìa bột hạt lanh mỗi ngày vì nó có thể gây bất lợi cho sức khỏe của bạn.

>> Xem thêm: bệnh tiểu đường có ăn chuối được không
 
Top Bottom