Tiềm năng của Social Commerce cho nhà bán lẻ

Tham gia
4/1/21
Bài viết
2
Được thích
0
134 #1
Chiếm 40% tổng thị trường E-Commerce. Social Commerce không chỉ dừng lại ở việc bán hàng Facebook hay Instagram mà còn hơn thế.

Có thể nói SC (Social Commerce) là sự kết hợp hoàn chỉnh thế mạnh của mua sắm truyền thống và thương mại điện tử, đến năm 2020 đã cực kỳ phổ biến ở VN “Perfect combination between offline and online”.


5 Xu hướng ứng dụng Social Commerce hiệu quả
1. Facebook & Messenger shopping
Sử dụng Facebook và Messenger như một kênh bán hàng, nếu bạn là SMEs đừng bao giờ bỏ qua kênh này, hãy tìm hiểu và ứng dụng ngay doanh số của bạn sẽ được tăng lên đáng kể.

Không chỉ vậy, hiện tại Facebook vừa mới ra mắt tính năng cho phép theo dõi và tính chuyển đổi đơn hàng trực tiếp qua tin nhắn.

Case-study: Thương hiệu mỹ phẩm Kiehl’s
  • Lượng đơn hàng tăng 18% từ khi apply Social Commerce.
  • Tăng 71% lượt tương tác với fan trên Facebook.
2. Cá nhân hóa việc Marketing và khuyến mãi
Hỗ trợ tối đa việc phân chia nhóm khách hàng, đó có thể là:

  • Khách hàng tiềm năng.
  • Những người lần đầu mua hàng.
  • Khách hàng chọn mua lại sản phẩm.
  • Những người có khả năng rời bỏ thương hiệu.
  • Khách hàng VIP.
Mỗi nhóm khách hàng sẽ có một chiến lược khuyến mãi hay upsell khác nhau. Đây là điểm cực kỳ quan trọng để phát triển business của bạn lên tầm cao mới. Vì vậy hãy tìm hiểu thử ngay nhé.


3. Real time marketing tăng tương tác
Chiến dịch của bạn sẽ được triển khai theo thời gian động, nghĩa là chỉ cần vừa có sự kiện thì chiến dịch hay mẫu quảng cáo liên quan tới sự kiện đó sẽ xuất hiện ngay tới đúng tâp khách hàng đã được xác định sẵn.

Cách đây vài năm, đây được xem như điều không thể, nhưng giờ đây, các nhà quảng cáo có thể dễ dàng tiếp cận và kích thích tâm trí khách hàng ngay lập tức một cách vô cùng đơn giản.

4. O2O, chuyển đổi khách Online-Offline
Ví dụ thế này:
Bạn quảng cáo Messenger Ads, Dùng Messenger Chatbot. Một khách hàng đang online thấy quảng cáo và click vào quảng cáo, khách nhận Code quà tặng/ khuyến mãi.

Từ đó khách hàng đến mua hàng, nhận quà tại cửa hàng offline

5. Data-driven Marketing
Ứng dụng Social Commerce đồng nghĩa với việc bạn có thể kiểm soát được thông tin khách hàng và tận dụng nó một cách cực kỳ hiệu quả.

Bạn có thể phân tích và quyết định chính xác dựa trên data của từng nhóm khách hàng từ đó bạn có những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Có 4 giai đoạn trong hành trình của khách hàng và Social Commerce đều hiện diện trong từng giai đoạn trải nghiệm sản phẩm.

  • Khám phá: Khách hàng bắt đầu có nhu cầu về sản phẩm, tìm kiếm thu thập thông tin
  • Cân nhắc: Khách hàng có sự so sánh với các sản phẩm khác, hoặc đang tính toán chi phí khi
  • Mua hàng: khách hàng đồng ý trả phí sử dụng dịch vụ
  • Hậu mãi: những chính sách sau bán được truyền tải tới khách hàng.
 
Top Bottom