Trái Đất đã có Đại dương thứ 5, bản đồ Thế Giới sẽ được vẽ lại

thudm

Well-Known Member
Tham gia
28/6/19
Bài viết
1,335
Được thích
701
2315 #1

Trong Ngày Đại dương Thế giới, các chuyên gia vẽ bản đồ của National Geographic công bố sự hiện hữu của các dòng chảy đặc biệt ở khu vực Nam Cực và khu vực này sẽ được phân biệt bằng một cái tên riêng, từ đó tạo ra Đại dương thứ 5 của thế giới- Nam Đại Dương (Southern Ocean).

Sự công nhận từ giới khoa học

Trước đây, sách giáo khoa Địa lý đều có kiến thức chung rằng trên thế giới có 4 đại dương gồm Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Đây là điều được các nhà khoa học thống nhất và vẽ bản đồ Thế giới từ hơn 100 năm trước- cụ thế là từ 1915. Vùng mở rộng chồng lấn nhau của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương quanh khu vực Nam Cực trước đây không được đặt tên chính thức.

Thế nhưng, từ ngày 8/6/2021, Thế Giới đã có thêm Đại dương thứ 5 là Nam Đại Dương. Sự kiện này được công bố nhân sự kiện Ngày Đại dương thế giới. Nói về khu vực mới này, nhà khoa học hàng hải Seth Sykora-Bodie phát biểu: "Nếu đã từng tới đây, chắc chắn bạn sẽ khó mà tả được vẻ mê hoặc của khu vực này. nhưng tất cả sẽ cùng đồng ý rằng sông băng trông xanh hơn, không khí lạnh hơn, các ngọn núi vô cùng hùng vĩ, còn cảnh vật thì quyến rũ hơn bất kỳ nơi nào bạn từng đến".

Các nhà địa lý học đồng thuận rằng khu vực này có những dòng chảy riêng biệt nên xứng đáng được đặt cho một cái tên mới, thay vì chỉ là "vùng biển lạnh mở rộng của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương". Sự thay đổi về miền địa lý cũng giúp thu hút sự chú ý của thế giới, qua đó nâng cao nhận thức bảo tồn vùng biển này.


Nam Đại dương được xác định là khu vực xung quanh Nam cực, trải dài đến vĩ tuyến 60 độ Nam, không bao gồm hai khu vực là Drake Passage và biển Scotia

Đóng góp to lớn cho Trái Đất

Khoảng 34 triệu năm trước đây, một mảng lục địa tách khỏi Nam Mỹ và trôi dạt về cực nam, từ đó hình thành lên Nam cực hiện nay. Chính vì sự tách rời này mà các luồng nước có thể di chuyển quanh cực nam Trái đất. Dòng chảy này di chuyển từ Tây sang Đông khu vực Nam cực ngày nay, dao động quanh khu vực vĩ tuyến 60 độ Nam. Chính nhờ cách di chuyển độc đáo của dòng chảy này mà các nhà khoa học đã "khoanh vùng" và đặt tên cho Nam Đại Dương. Điểm thú vị là nước biển ở khu vực này lạnh hơn và có độ mặn thấp hơn biển ở cực Bắc.

Dòng chảy này luân chuyển nước nhiều hơn tất cả "4 người anh" của mình trước đây. Nam Đại dương hút và chuyển nước từ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, rồi hình thành nên hệ thống luân chuyển nước toàn cầu, giúp truyền nhiệt khắp Trái Đất. Những dòng chảy lạnh và đậm đặc của Nam Đại Dương cũng góp phần "nhốt" carbon xuống đáy biển. Nói cách khác, Nam Đại Dương đóng vai trò rất lớn với khí hậu địa cầu.


Bản đồ thế giới sẽ có sự thay đổi lớn

Từ thập niên 1970, Nat Geo đã thuê một nhà địa lý để theo dõi và chỉnh sửa tất các thay đổi nhỏ trên các phiên bản bản đồ trước mỗi lần phát hành. Các thay đổi nhỏ của bản đồ thế giới thường được cập nhật hàng tuần hoặc cách tuần. Nhưng việc xuất hiện thêm một đại dương mới là một sự kiện lớn và chưa bao giờ diễn ra trong lịch sử vẽ bản đồ của Nat Geo.

Trước đây, Tổ chức Thủy văn học Quốc tế từng ghi chú về Nam Đại Dương vào năm 1937, nhưng trong phiên bản phát hành năm 1953, họ đã bỏ qua đại dương này. Trải qua nhiều lần được đề cập, rồi lại bị lãng quên từ thế kỷ 20 đến nay, cuối cùng Nam Đại Dương cũng chính thức được thế giới công nhận. Và theo như Nat Geo, kiến thức giáo khoa Địa lý sắp tới sẽ được viết lại, với sự xuất hiện của "cậu út" Nam Đại Dương.

Nguồn: Nat Geo.​

Xem thêm:
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom