Trình duyệt Google Chrome rất phổ biến ở Trung Quốc dù các dịch vụ và ứng dụng Google khác vẫn bị chặn

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
1375 #1

Hầu hết trong chúng ta, ai cũng biết Google bị chặn ở Trung Quốc, từ dịch vụ cho đến các ứng dụng. Tuy nhiên, người dân nước này vẫn có nhiều cách để vượt khỏi "Vạn lý tường lửa" và tiếp cận với các dịch vụ này.

Trước hết, người dùng nước này đã biết trình duyệt Google Chrome để tiếp cận thế giới bên ngoài và việc tạo ra các ứng dụng và công cụ vượt tường lửa đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua nhằm hỗ trợ cho người dân nước này. Nhiều người cho biết đã rất bất ngờ với những gì họ đã từng biết trước đây.

Tờ South China Morning Post (hay SCMP) đã dẫn lại câu chuyện của một người tên Russel Zeng, anh này sống tại TP. Thâm Quyến và cho biết Google Chrome chính là ''cửa sổ'' để nhìn ra thế giới bên ngoài.


Từ văn phòng của mình ở thành phố được gọi là Thung lũng Silicon của Trung Quốc, anh đọc các tin tức bằng tiếng Anh bằng trình duyệt Google Chrome trên máy tính của mình. Với tiện ích FireShot, anh chụp màn hình các bài báo hữu ích cho đồng nghiệp và dùng tiện ích Grammarly để xem lỗi chính tả và các gợi ý về từ tiếng Anh cho mình.

''Tôi không nhớ chính xác lý do tại sao tôi lại chuyển sang Chrome vài năm trước'', anh cho biết. ''Tôi nghĩ rằng tôi đã gặp khó khăn khi cài đặt tiện ích mở rộng trên Safari và QQ Browser và Chrome là cái tên được nhắc đến nhiều nhất bởi những người bạn mà tôi yêu cầu để giới thiệu trình duyệt mới''.

Zeng không phải là ngoại lệ và đơn độc một mình, khi trình duyệt Google Chrome chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất ở đại lục, dẫn theo nhiều nguồn dữ liệu khác nhau cho hay.


Trên desktops và smartphone, Google Chrome chiếm 36-39% thị trường trình duyệt trong năm 2020, dẫn theo phân tích của Baidu cho biết. Trong vòng 1 tháng, nó đã đánh bại các đối thủ như Internet Explorer của Microsoft và QQ Browser của Tencent Holdings với hơn 28%.

Tờ SCMP trích dẫn từ dữ liệu gần đây nhất từ CNCERT, cơ quan ứng phó khẩn cấp máy tính quốc gia của Trung Quốc cũng cho thấy điều tương tự. Báo cáo cho thấy Google Chrome chiếm 30% thị trường trình duyệt di động của Trung Quốc trong Q3/2019.

Google Chrome vẫn chưa phổ biến ở Trung Quốc như phần còn lại của thế giới. Theo StatCounter, trình duyệt này chiếm khoảng 2/3 thị phần toàn cầu nhưng ở đại lục, nơi hầu hết các dịch vụ của Google không khả dụng thì sức hút của Google Chrome nổi bật như một sự bất thường.


Công cụ tìm kiếm của Google đã bị chặn ở đại lục từ năm 2010, khi Google ngừng kiểm duyệt kết quả tìm kiếm sau một loạt các cuộc tấn công mạng bắt nguồn từ Trung Quốc.

Kể từ đó, gần như tất cả các dịch vụ của Google đã bị chặn ở quốc gia này, bao gồm Google Play. Mặc dù nhiều ứng dụng của Google có thể được tìm thấy trên iOS của Apple và các cửa hàng ứng dụng Android khác nhau ở Trung Quốc nhưng hầu hết sẽ không hoạt động nếu không có VPN.

Nhưng Google Chrome không yêu cầu kết nối với máy chủ của Google để hoạt động. Tại Trung Quốc, người dùng có thể tải xuống trực tiếp tại đây và cho phép bạn chuyển đổi công cụ tìm kiếm mặc định từ Google sang những công cụ như Baidu và Bing, khi có thể truy cập được ở nước này.


''Ở Trung Quốc, về cơ bản thì mọi người chọn Google Chrome vì nó nhanh và thân thiện hơn'', Yuwan Hu, nhà phân tích công ty nghiên cứu thị trường Daxue Consulting trụ sở tại Thượng Hải cho biết. ''Tốc độ là lý do chính''.

Ở một số cửa hàng ứng dụng, Google Chrome tồn tại cùng với nhiều đối thủ như các trình duyệt của Microsoft và Mozilla. Những gã khổng lồ của nước này như Tencent, Sogou Alibaba Group Holding đều có trình duyệt của riêng mình.

Các thương hiệu điện thoại nội địa như Xiaomi và Oppo cũng có trình duyệt riêng đã cài đặt sẵn trên thiết bị ngay khi xuất xưởng khỏi nhà máy. Tuy nhiên, khi đứng trước lựa chọn cài đặt trình duyệt nào thì nhiều người dùng chọn Google Chrome và người dùng có rất nhiều lý do cho điều đó.


''Google Chrome thì đơn giản hơn'', một người dùng trên Baidu cho biết. ''Nó cho phép bạn tập trung vào các trang web và quên đi trình duyệt khác''.

Một người khác cho biết: ''Lý do tôi không thích hầu hết các trình duyệt Trung Quốc là chúng quá hướng đến lợi nhuận. Về cơ bản, chúng không phải là trình duyệt mà là công cụ để các công ty quảng cáo, quảng bá và săn lùng người dùng (tôi nghĩ rằng săn là từ thích hợp hơn)''.

Khi mở Google Chrome lần đầu tiên, người dùng sẽ thấy một trang gần như trống và là nơi lưu lại một số thứ như thanh URL và tìm kiếm kết hợp, một số phím tắt đến các trang web thường truy cập và đôi khi là một bài báo được đề xuất. Riêng trình duyệt của Trung Quốc lại trông khác biệt hoàn toàn.


Thanh tìm kiếm và URL ở trên cùng. Ngay bên dưới là một bài báo nổi bật từ một tờ báo của nhà nước, theo sau bởi hàng loạt bài báo từ nhiều nguồn khác nhau. Các tab khác dẫn đến nhiều bài viết hơn để đọc và video để xem.

Với bố cục như thế này, nó làm mờ ranh giới giữa trình duyệt và ứng dụng tin tức. Jinri Toutiao của ByteDance đã trở thành một công cụ tổng hợp tin tức theo kiểu thiết kế tương tự. Ngoài các bài báo, ứng dụng này cũng hoạt động như một trình duyệt và công cụ tìm kiếm cho phép nhập cụm từ và địa chỉ web vào thanh tìm kiếm.

Những thiết kế như vậy là công thức thành công cho các công ty khởi nghiệp như ByteDance. Nhưng liệu đó có phải là cách lý tưởng để xây dựng một trình duyệt hay không lại là một câu hỏi khác. Và một lượng lớn người dùng Trung Quốc dường như thích trình duyệt ít lộn xộn và tiện dụng hơn như Google Chrome.


''Google Chrome đi trước các trình duyệt khác, khi nhanh hơn, giao diện đơn giản hơn và không có pop-up bật lên'', Zeng cho biết. Trên một số trình duyệt của Trung Quốc, đôi khi quảng cáo nhảy lên sau khi để ứng dụng không hoạt động.

Kaiser Kuo, cựu giám đốc truyền thông quốc tế tại Baidu cho biết phản ứng dữ dội của người dùng đối với một số trình duyệt trong nước có thể là do các chiến thuật thu hút người dùng tích cực, chẳng hạn như cố tình khó gỡ cài đặt. Nhưng ông nói rằng sự thay đổi thị hiếu người dùng cũng có thể đóng một vai trò nào đó.

Khi các công ty internet Trung Quốc lần đầu bắt đầu thiết kế các trang web và ứng dụng vào cuối những năm 90, tính thẩm mĩ tối giản đã không được ưa chuộng, ông cho biết một người bạn đã nói với ông vào thời điểm đó.


''Những sở thích thiết kế ban đầu đó đã tồn tại trong một thời gian dài đáng kinh ngạc trên mạng và tôi nghĩ rằng vẫn có khả năng chấp nhận nó cao hơn nhiều so với những gì chúng ta thấy ở Mỹ hoặc các nước phương Tây khác'', ông cho biết.
Khi đặt trải nghiệm người dùng sang một bên, một số người chọn tránh các trình duyệt trong nước không chỉ vì tính thẩm mĩ hoặc hiệu quả. Một số trình duyệt của Trung Quốc đã hạn chế quyền truy cập vào các trang web.

Năm 2019, một nhóm lập trình viên Trung Quốc lên mạng biểu tình phản đối làm việc quá sức, kho Github của họ đã bị kiểm duyệt trên các trình duyệt của Tencent, Xiaomi và Qihoo. Tường lửa chính phủ dường như không phải là thủ phạm, khi trang web có thể truy cập được bằng các trình duyệt như Chrome và Firefox mà không cần VPN.


''Chủ yếu là vấn đề về lập trường'', một người dùng trên Zhihu cho biết nhằm trả lời câu hỏi về lý do tại sao một số người coi Google Chrome tốt hơn trình duyệt của Trung Quốc.
Mặc dù phổ biến, Google Chrome đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng, ngay cả khi ở Trung Quốc. Hồi tháng 1/2020, Microsoft đã phát hành trình duyệt Edge hiện được xây dựng trên mã nguồn mở Chromium của Google, hoạt động gần giống, đi kèm với nhiều tính năng tương tự và hỗ trợ các tiện ích mở rộng của Chrome.

Một số người dùng Chrome đã chú ý đến điều này. ''Tôi quyết định chọn Edge vì mọi người ở Trung Quốc thường không thể sử dụng tài khoản Google nhưng Edge cho phép các tính năng như nhập dấu trang và tiện ích mở rộng của Chrome'', một người dùng Zhihu cho biết. ''Đó là lí do vì sao tôi chọn Edge''.


Một người dùng khác chỉ ra rằng các tiện ích mở rộng của Edge có thể được tải xuống trên trang web của Microsoft, khi có thể truy cập được ở đại lục và không giống như cửa hàng Chrome.
''Các tiện ích mở rộng (trên Edge) giống hệt như trên Chrome! Và điều quan trọng là, không cần phải thiết lập ladder!'', một người dùng cho biết. ''Ladder'' là một từ code được cư dân mạng Trung Quốc sử dụng để chỉ VPN. ''Tôi phải nói rằng, tôi sẽ không sử dụng Google Chrome nữa''.

Xem thêm:


 
Last edited by a moderator:

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom