Truyện Ma "có thật" Của Ông Ngoại (full 17 tập)

Músky Chesse

New Member
Tham gia
5/9/21
Bài viết
7
Được thích
0
5661 #1
Trước hết, bài viết này mình tổng hợp từ Nhà Văn Bố Láo - tác giá của series Truyện Ma Của Ông Ngoại (trước đây từng đăng tải trên VOZ). Phần lớn được thuật/kể lại từ ông của tác giả khi tham gia chiến đấu giải phóng Miền Nam Việt Nam (khoảng thời gian từ 1968 đến 1971) và nhiều sự kiện khác mà ông của tác giả từng được nghe hoặc gặp phải ngoài thời gian là quân nhân.

Dưới đây là Truyện Ma Của Ông Ngoại từ tác giả Nhà Văn Bố Láo, mời các bạn cùng xem!

TRUYỆN 1: ĐỒNG ĐỘI

Ông của em năm nay hơn 70 tuổi rồi , từng là xạ thủ B41 chiến đấu trong chiến trường miền nam . Ông em đi bộ đội năm 68 đến năm 71 thì bị thương ở đùi và tay nên được cho tập kết ra Bắc , sau này ông em được về công tác trong ngân hàng thời kì bao cấp . Nói về truyện ma này ,thì thú thực là trong một buổi hai ông cháu có cơ hội ngồi nói chuyện với nhau về kỷ niệm ngày ông đi đánh Mỹ . Rồi chuyện ngày còn bao cấp , em thì khá thích nghe ông kể về lịch sử về thời cuộc và về con người sống trong những thời kì đất nước khó khăn , con người phải vươn lên thế nào , chiến tranh khốc liệt ra sao !

Thì chuyện đầu tiên nó là như thế này:

Ông em đi lính năm 68 ban đầu thì huấn luyện tân binh ba tháng ở Lạng Giang, rồi đi tàu bí mật trong đêm để vào chiến trường miền nam gia đình không một ai được biết cả. Tàu lặng lẽ chở quân đi trong đêm rồi hành quên theo đường mòn vào chiến trường. Ông em có một anh bạn tên là Tuất người Bắc Ninh , sau này cũng cùng đơn vị ông em luôn nhưng bác đã hi sinh năm 69 rồi . Ông em với bác Tuất này tập chung ở ga xe lửa, tầm 11h 12h đêm. Ông em đói quá mà ga thì hành quân bí mật người nhà không biết để ra từ biệt . Lúc ông em đăng kí xin đi bộ đội thì cụ em lúc đấy cho được 4 đồng , với ông anh cả của ông em cho đc 8 hào. Ông em vẫn giữ trong người, đang đói thì ông em thấy ở cuối ga có một bà đội nón mê rách , tay bưng cái thúng vừa đi vừa rao bánh mì với khoai nướng. Ông em mới vỗ vai bác Tuất bảo ra mua hai cái bánh mì ăn cho đỡ đói xong đưa cho bác Tuất kia một hào .

Bác kia chạy lại cuối ga xa xa, ông em thì quay ra nói chuyện với mấy ông khác không chú ý gì đến bác Tuất cả. Một lúc sau không thấy bác đấy đâu , ông em mới đi tìm, mà tìm mãi không thấy ở đâu . Chạy hỏi thăm mấy ông đồng đội trong đấy cũng không thấy . Thế là cả 6 7 ông bổ đi tìm sợ ông Tuất chốn về nhà gặp gia đình, tìm một lúc thì một ông trong đấy mới hô lên là tìm thấy rồi .

Anh em chạy ra xem thì thấy ông Tuất vẫn đang ôm balo nằm ngủ ở trong bụi cây ruối , phải tát cho mấy cái mới tỉnh . Ông Tuất mở mắt ngơ ngác không biết sao lại ngủ ở đây . Lúc sau vội quá thì các ông lên tàu ngồi ,thư tay chỉ kịp vứt qua cửa sổ , ghi địa chỉ để nếu có ai tốt thì ngta gom thư rồi gửi về cho gia đình hộ . Lúc ngồi trên tàu ông em mới hỏi :

Sao đi mua bánh mì mà ngủ ở đấy , thế bánh mì đâu ?

Thì ông kia kể là : đi theo cái bà đội nón mê vừa chạy theo vừa gọi mà bà đấy không quay lại, mà đuổi mãi không kịp chạy mãi ra đến gần đường tàu , ông Tuất mới tức quá ném cho hòn sỏi thì bà đấy mới đứng lại . Lúc ông Tuất đuổi kịp thì bà đấy cũng đứng im không quay lại hỏi là mua gì hay thế nào , cứ đứng im một chỗ như thế . Ông Tuất bảo :

- Bán cho hai cái bánh mì , gọi mà không nghe thấy gì à !?

Bà kia người thấp thấp đội nón mê rách che kín mặt không nom rõ , trời lại không có trăng . Bà kia bảo

Hết bánh mì rồi còn khoai thôi có ăn thì ăn !

Ông Tuất mới bảo lấy khoai cũng được , thế là bà ấy đưa cho hai củ khoai nướng tròn tròn ông Tuất cầm vẫn thấy nóng nóng nhét vào túi xong trả tiền . Bà kia bảo không có tiền giả lại bảo ông Tuất đi theo về nhà ở gần đấy lấy tiền trả . Ông Tuất cũng đi theo đến mốt đoạn bà kia rẽ sang một bụi cây ông Tuất cũng rẽ theo chui luôn vào bụi ruối ,xong tự nhiên đầu óc mụ mị không chui ra được bên ngoài , rồi không biết gì nữa .

Lúc đấy kể xong ông Tuất mới lôi từ trong túi quần ra bảo khoai đây , thì có đúng hai hòn đá cuội gói trong hai tờ vàng mã . Ông Tuất kia mới sợ quá tưởng lừa đảo thì sờ túi áo vẫn còn một hào . Ông em mới bảo ông Tuất bị ma giấu rồi .

Nói về ông Tuất này chắc vì yếu bóng vía nên gặp ma rất nhiều , lúc chiến đầu trong Quảng Trị thì ông này được làm anh nuôi nấu cơm nước các thứ . Mà cơm thời ấy thì đa số bữa nào cũng thừa ,ông em kể thế có khi đi nấu 50 xuất ăn cho bộ đội lúc về ăn chỉ còn độ 19 20 người . Số còn lại thì hi sinh , nên lúc nào đi ông Tuất cũng dặn anh em là

- Nhớ về mà ăn nhé , t nấu phần cơm chúng m đấy cố sống mà về ăn cơm !

Hôm đấy có một bác là bác Lân là bạn thân với bác Tuất này với ông em , bác đấy mới trêu một câu là:

Nhỡ nay tao chết thì mày ăn hộ tao nhé cho đỡ phí .

Thế là hôm đó bác Lân đấy hi sinh thật , bác Tuất mới mang phần cơm ra ngoài bìa rừng khấn là

- Lân ơi m sống khôn thác thiêng thì về ăn cơm với t , với anh em xong ngồi ở đấy khóc một hồi . Khóc một mình thôi không dám cho ai biết sợ làm ảnh hưởng tình thần chiến đấu .

Tối đấy bác Tuất ngủ trong lán thì nghe có tiếng người gọi

Tuất ơi Tuất , còn cháy không cho tao xin miếng cháy!

Thời đấy cháy cơm nó phải gọi là cực phẩm ông nào cũng muốn vét xoong để ăn cháy , bác Tuất này mới chui ra bảo

- Hết rồi lấy đâu mà còn, mà thằng nào đấy !?

Người kia đáp bảo

- Tao Lân đây, tao đói quá .

Ông Tuất kia cứ tưởng ông Lân này còn sống chắc nhầm gì nên giờ mới về đến đây . Thì ông mới chạy ra gần đến nơi mới phát hiện ra ông Lân này một bên tay trái bị nát , bụng thì ruột xổ ra ngoài mặt mũi đen xì . Ông Tuất mới rú lên ngã ra đất ngất đi , mọi người mới xách s.úng chạy ra thì thấy ông Tuất ngất nên cứu cho tỉnh rồi hỏi làm sao . Ông Tuất tỉnh thì kể lại với ông em với đồng đội như thế .

Sau này được gần một năm , cuối năm 69 ông em vẫn nhớ như in . Lúc đấy là đang đánh nhau ác liệt nhất , ông Tuất này bị thương , lúc hai bên đang b.ắn nhau ác liệt trên một cánh đồng . Ông Tuất bị thương ở bụng với bên tay trái , ông em mới bò lại gần chỗ ông Tuất nằm . Thì thấy ông đấy vẫn nằm thở , ông em mới đặt ông Tuất nằm trên lưng xong bò trở lại chỗ giao thông hào . May lúc đấy là có một bờ đất cao nằm dọc theo hướng bò của ông em nên ông em cứ bò sát mặt đất cõng đồng đội trên lưng là về được đến hào .

Ông em đang cõng ông Tuất đa.n vẫn bay vèo vèo trên đầu , thì ông Tuất nằm trên lưng ông em thều thào bảo :

- Chắc lần này t ch.ết rồi quê ạ !

Ông em mới bảo :

- Cứ yên trí tao cứu mày rồi không chết được đâu .

Nói xong ông em lại bò tiếp , bò được về đến nơi thì ông Tuất nằm trên lưng cũng hi sinh rồi . Ông em đến bây giờ vẫn nhớ câu : chắc lần này t chet rồi quê ạ !

Về sau ông em mới ngẫm ra từ câu chuyện ông Lân hiện về thì, ông Tuất này lúc hi sinh bị thương y hệt lúc nhìn thầy hồn ông Lân hiện về, gần như là báo cho biết trước là sẽ hi sinh !

Về sau khi ông em bị thương năm 71 ra bắc có tìm lại nhà ông Tuất nhưng không tìm được . Thế là ông em công tác ở ngành ngân hàng lúc đấy là ông được điều lên khu Sơn Động và có quen một cô người Cao Lan trên ấy , sau này có một số truyện ma lúc còn làm công tác ngân hàng trên đấy.

- Hết Truyện 1 -
 

Músky Chesse

New Member
Tham gia
5/9/21
Bài viết
7
Được thích
0
#2
TRUYỆN 2: NÀ KHUN

Truyện 2 : Nà Khun

Ông em về năm 71 sau 1 năm dưỡng bệnh thì mùa hè năm 72 ông em được điều về công tác ngân hàng tại Sơn Động . Nói chung thời điểm ấy cán bộ ngân hàng không phải học đại học các thứ như bây giờ vì ông em mới học hết lớp 7 , cơ bản là biết tính toán sổ sách . Rồi đánh máy đánh chữ gửi công văn đại loại là như thế . Lương thì được phát 17 cân gạo một tháng cùng phiếu thịt, phiếu gạo muối để mua ở các cửa hàng mậu dịch . Một năm được thêm hai bộ lốp và săm xe đạp , cuộc sống khá kham khổ . Nhưng mẹ em và các bác sau này cũng không đến nỗi nheo nhóc , vẫn sướng hơn các bạn đồng trang lứa .

Ông em lên Sơn Động thời điểm đó các cơ sở ở huyện còn đơn sơ lắm không khang trang sạch đẹp như bây giờ đâu vì là vùng núi , ở đấy người Cao Lan người Nùng là chủ yếu họ sống khá hoà thuận với chính quyền . Đặc biệt là với bộ đội, thắm tình quân dân lắm . Ông em được đặc cách cho một căn phòng gần uỷ ban hành chính của huyện .

Phòng thì cũng cũ rồi , nghe đâu bảo tịch thu của tầng lớp địa chủ ngày xưa xong trưng dụng làm phòng ở cho cán bộ . Ở đấy được một tháng thì ông em được giao đi khảo sát , nói là thế nhưng là đi vận động bà con không đốt nương làm rẫy . Hướng dẫn trồng cây lúa nước với hỗ trợ mấy ông kế toán ở xã , toàn mấy ông dốt toán dốt đặc cán mai . Sổ sách tính toán thì sai tùm lum luôn , ông em hồi đấy hay trêu mấy cô ở xã là mỗi con tính thì các cô phải mất với ông em một cái kẹo . Dần dần các cô tưởng thật mua cho ông em hẳn một túi kẹo xoẳn luôn , mà kẹo ngày xưa quý lắm cho có phải như bây giờ chán chẳng buồn ăn đâu

Trong các cô kế toán xã đấy thì có một cô người Cao Lan , tên là Nà Khun . Nói thật là con gái Cao Lan xinh lắm , trước công ty của em cũng có một bé người Cao Lan xinh cực luôn . Ông bảo là cô kế toán người Cao Lan thích ông , mà ông em trước lúc đi bộ đội thì yêu bà em ở nhà rồi . Hẹn nhau bảo còn sống thì lấy nhau nên ông em không thích lại , các cụ ngày xưa tình yêu son sắt lắm . Cô Nà Khun này , thấy ông em cự tuyệt thì cũng buồn , nhưng về sau thì yêu một anh kĩ sư nông nghiệp người Hải Dương . Một thời gian sau vì bận công việc ở huyện nên ông em không về các xã nữa , rồi anh cả của ông em bị cảm mất đột ngột nên ông em về chịu tang bẵng đi phải độ 3 tháng .

3 tháng sau ông xuống xã của cô Nà Khun này công tác thì không thấy cô đấy đến làm . Ông em mới hỏi là cô Nà Khun đâu , thì anh em cán bộ bảo là cô này nhảy xuống hồ chứa nước t.ự t.ử rồi . Ông em mới điếng người ra hỏi căn nguyên sự tình thì mới biết .

Cô Nà Khun này quen với anh kĩ sư nông nghiệp người HD , sau có thai với anh đấy . Anh này sợ quá mới bỏ của chạy lấy người về HD mất tích luôn , cô này buồn một phần vì bị ông em cự tuyệt lại gặp phải thằng sở khanh . Nên cô đấy nhảy xuống hồ mấy ngày xác không thấy nổi , mãi sau có người đi thuyền đánh cá mới thấy cô này nổi lên mắc ở chỗ mấy cái rễ tre mọc bên bờ hồ . Ông em mới hỏi thăm đến nhà cô này , kiểu muốn thăm hỏi chia buồn với gia đình thôi . Nhưng vào đến nhà thấy ông em thì bố cô này ra đuổi , nói mấy câu tàn tệ lắm .

Ông em đoán chắc là bố cô Nà Khun này nhầm ông em với cái người kĩ sư nông nghiệp kia . Sau một hồi giải thích là người của huyện xuống chia buồn , thì ông bố mới mời ông em vào nhà . Vừa vào nhà ông em đã mặt tái mét luôn , vì ở góc nhà dựng nguyên một cái quan tài . Quan tài không kiểu sơn son thếp vàng như dươi xuôi đâu , mà là loại gỗ độc mộc đục từ một cái thân cây ra . Xong bào nhẵn ở ngoài , rồi đậy nắp dựng đứng ở góc nhà . Ông em mới hỏi là cái gì kia , thì ông bố khóc bảo

- con bé Nà Khun đấy , nó chê.t trẻ lại đang có mang nên nhà thờ ở góc nhà làm ma xó

Để nói về ma xó thì các bác cũng biết rồi truyện về ma xó thì nhiều nhưng em có diễn giải ra cho ai chưa hiểu như này , các dân tộc vùng núi phía bắc thường là Tày , Nùng , Dao, Mường , Cao Lan . Có một tục là nuôi ma xó , ma xó ở đây là con cái anh em họ hàng trong nhà người thân đã mất .

Khi họ mất gia đình đặt thi hài vào trong một cây gỗ độc mộc làm áo quan dựng ở xó nhà , rồi mời thầy mo về cúng cho đến khi ma xó thiêng . Thì người nhà ngày ngày dọn cơm nước ra mời ma như khi còn sống , khi mới cơm nước phải gọi tên , anh em con cái về ăn cơm cùng gia đình như khi còn sống . Đến khi ma xó bắt đầu thiêng người nhà gọi thấy trong áo quân có tiếng trả lời thì là ma đã thiêng . Và từ đó nhà cửa sẽ được ma xó trông giữ cho không ai dám vào lấy trộm hay ăn uống gì mà người nhà chưa cho phép

Ông em lúc mới lên thì chưa biết cái tục ấy , chỉ nghe mang máng là người ta biết nuôi má xo ma gà thôi chứ chưa hiểu nó ra thế nào . Ông em vào nhà thì tự nhiên thấy bảo có người ở trong quan tài , thì ai chẳng sợ ,đang ngồi uống nước mà góc nhà có cái xác người vừa mới ch.ết thì lạnh gáy lắm

Ông em cũng à ơi một lúc chia buồn thắp hương xong cũng xin phép ra về . Ông em đi xe đạp về đến trụ sở huyện thì trời cũng gần tối rồi , ông em khá gan dạ bộ đội mà vào sinh ra tử còn không sợ

Thế mà tối đấy ông phải một phen toát mồ hôi chán luôn . Đêm đấy ông em ngủ trong phòng của cán bộ , đang nằm ngủ say sưa thì ông em nghe có tiếng khóc thút thít ở bên tai .

Ông em mới mở mắt ra thì lúc ấy còn ngái ngủ mắt chưa quen với bóng tôi , chỉ thấy lờ mờ ở cuối giường là một cái bóng trắng . Ông thấy là con gái mặc váy trắng , đang ngồi bưng mặt khóc ở cuối giường ông em định chui ra ngoài màn hỏi xem đứa nào mà chui vào đây khóc . Chưa kịp chui ra thì cái người đấy quay mặt lại nhe hai cái răng nanh nhọn hoắt , giữa ngực có vết dao đâm . Con bé đấy nhảy xổ vào người ông em như con hổ vồ mồi ấy , ông em hú lên giật mình một cái thì dậy mới biết là đang ngủ mê .

Sáng hôm sau ông em kể cho cái anh dân quân tự vệ bảo vệ trụ sở ở đấy nghe , thì mơi được biết . Anh kia bảo ông em là trước nhà này của ông tổng Giao . Tổng ở đây là chức chánh tổng theo bộ máy phóng kiến ngày xưa , anh này bảo ngày xưa ông tổng Giao có một đứa con trai . Ông này cưới vợ cho đàng hoàng , rồi cho hai vợ chồng anh này ra sống ở cái nhà đó để ở riêng . Sau không biết đứa con trai này ghen với vợ thế nào đâ.m vợ chế.t ở trong nhà . Xong đóng cửa bỏ trốn , hai ngày sau mới biết . Về sau cách mạng tích thu rồi cho làm nhà nghỉ ngơi của cán bộ ngân hàng

Có người biết nhưng không bảo sợ ông hãi không dám ở , cán bộ dưới xuôi lên thì quý lắm . Nên cứ im ỉm đi , nay ông mơ thế thì đích thị là con ma của cô vợ bị chồng hại kia rồi . Ông biết thế những cũng lì , lì bên ngoài thôi chứ trong lòng cũng lo lo bất an .

Xong mấy tuần sau ông em lại đến nhà cô Nà Khun kia tiếp đến động viên gia đình vì ông em cũng thấy hơi có lỗi với cô đấy tâm can dằn vặt . Đến gần tới ngõ thì thấy có một người từ trong ngõ nhà cô Nà Khun đấy chạy ra ngoài . Vừa lúc bố cô Nà Khun đấy đi về , ông em mới đứng lại nghe xem ông kia làm sao mà chạy hớt hải thế

Thì truyện là như này , ông kia là cháu họ của bố cô Nà Khun này gọi tắt là ông B đi . Ông B là người ở xa về chơi không biết phong tục nên lúc vào nhà thì không có ai , tiện có ấm nước đang lúc khát quá thì rót nước ra uống . Uống liền hai chén nước , rồi còn bốc xôi ở trên bàn lên ăn nữa . Ông này uống chén nước đầu tiên thì nghe có tiếng đếm

1

Uống chén nước thứ 2

Thì nghe đếm

2

Rồi ông ăn nắm xôi thì nghe tiếng đếm

3

Ông này ngơ ngác nhìn quanh thì chỉ thấy mỗi khúc gỗ kia phát ra tiếng đếm , ông này sợ quá chạy ra gặp đúng lúc bố cô Nà Khun và ông em đi về tới

Nghe ông B kể lại xong thì bố cô Nà Khun kia tái mặt , bắt ông B này cởi áo và mũ ra đổi cho ông ấy . Rồi ông đi vào nhà .

Ông ấy cũng giả vờ uống nước , xong cũng giả vờ ăn xôi . Thì trong góc cũng lại vang lên tiếng đếm

1,2,3

Ông này liền nói :

- A m đếm cả t à , t là bố m đây mà . lúc nãy t đi làm về đói quá t ăn uống , m đã đếm rồi . Giờ lại định đếm nữa à . Khôn hồn trả lại vía cho t ngay

Ông bố cố Nà Khun vừa nói xong thì bỏ mũ ra cho ma xó nhận mặt , vài phút sau thì có 6 giọt máu nhỏ xuống cái mũ . Ấy là báo hiệu con ma đã trả lại vía cho người ta rồi

Vì sao có sự lạ như thế chẳng là như thế này em lại phải cắt nghĩa cho các bạn đọc hiểu rằng . Ma xó là loại ma giữ nhà rất thiêng , khi ai đó mà vào nhà chủ khi người ấy không có nhà . Mà chưa xin phép đã lấy đồ hoặc ăn đồ ăn đồ uống trong nhà , ngay lập tức ma xó sẽ đếm , tương ứng với số vật hay số lần ăn uống của người ấy . Số đếm ấy chính là số vía mà con ma xó bắt đi của người ấy , một người đàn ông thì có 3 hồn 7 vía

. Vậy theo như đó thì 7 vía mà bị bắt đi 5 6 phần thì tức là người kia khó sống nổi qua mấy tiếng đồng hồ , hoặc bị bắt đi một phần vía thôi thì người ấy đã sống dở chế.t dở không bình thương rồi . Tức là con người có 7 vía thì không được thiếu đi vía nào cả ,

Việc ông bố cô Nà Khun đổi mũ áo cho ông B là để lừa ma xó , ma xó là một loại ma rất thật . Trắng đen phân minh , nên khi thấy người mặc quần áo đội mũ như vậy là bố mình nên nó cũng tưởng rằng nó nhầm thật, nên lập tức trả lại cả phần vía của ông bố lẫn phần vía của ông B thế nào xong chuyện

Ông em bảo may cho ông B kia chạy ra đến ngõ thì gặp chủ nhà không thì chỉ mấy tiếng sau không ai cứu được . Ông em thấy thế cũng lủi mất không dám vào nhà hỏi thăm uống nước nữa.

- Hết Truyện 2 -
 

Músky Chesse

New Member
Tham gia
5/9/21
Bài viết
7
Được thích
0
#3
TRUYỆN 3: NÓN QUAI THAO

(tiếp nối sự kiện từ truyện 2)

Ông em về cái phòng nghỉ cho cán bộ thì lên cơn sốt , sốt cao mấy hôm . Y tá có xuống cho thuốc thì không đỡ , ông xem chừng không ở phòng này được vì trong cơn sốt toàn mê man gặp cô vợ bị đâ.m chết kia . Cô này nhe hai cái răng nanh dài , xong cứ đè lên ngực ông em làm ông không sao thở được

Ông em mới xin huyện cho về quê nghỉ chữa bệnh , nói là vết thương cũ tái phát đau quá . Thực ra là ông em bị doạ cho sợ nên phải cáo bệnh mà về , ông em đạp xe đạp từ Sơn Động về đến huyện em , đi từ sáng sớm thì tầm chiều tối mới đến nhà . Ông em vừa ra khỏi địa phận Sơn Động thì người dễ chịu hẳn không sốt không đau ốm gì trở lại bình thường luôn . Ông em mới xin về nhà ít hôm , thời điểm ấy máy bay Mỹ thi thoảng vẫn rú trên bầu trời tấn công vào các mục tiêu quân sự của ta . Hầm trú ẩn , mũ rơm , áo rơm để chắn boom bi chắc các bác thấy nhiều rồi

Nhà ông em lúc ấy có một cái ao đối diện cái ao kia là sân nhà một cô tên là Đào , cô này ngày xưa hay bán nón quai thao ở chợ . Trong nhà cô này cũng chất rất nhiều nón quai thao luôn , một hôm không biết cô này không kịp xuống hầm hay sao mà boom thả đúng vào góc vườn nhà cô ấy . Cô này bị hất bắn cả người bay xuống giếng , trong nhà mẹ với hai người em của cô này cũng bị tường đổ đè vào chê.t cả luôn

Đợi máy bay đi khỏi người làng, có cả ông em mới chạy lại bới gạch đá rồi vớt cô Đào lên đem chôn , đám tang có gì đâu quan tài tạm bợ thôi . Gọi là có bát nhang quả trứng bát cơm cúng , rồi cho chôn ngay cho khỏi tủi .

Từ ngày cô Đào này mất thì hay có người thấy cô Đào này hiện về bay là là trên mặt ao , đầu đội nón quai thao mặc áo tứ thân khăn mỏ quạ .

Chính ông em và một số ông khác cũng từng trông thấy rồi , hôm đấy là sáng trăng . Mọi người vừa xong vụ gặt thì tụ tập ở nhà ông em để uống nước chè ăn khoai luộc . Chỉ tầm 11h đêm thôi trăng hôm đấy sáng lắm , đang ngồi nói chuyện thì một ông chỉ tay về hướng nhà cô Đào bảo

- ui con Đào nó hiện về kìa

Cả thảy đều quay ra nhìn thì đúng là cô Đào đang bay từ bụi chuối nhảy tót lên ngồi trên cành tre , tay vẫn cầm cái nón quai thao . Ông em mới xách s.úng của một ông dân quân ra bắ.n cái đoàng , thì cô Đào kia biến mất luôn . Ở bụi tre phụt ra đám khói xanh lè

Ông em lấy bà em năm 73 mãi đến năm 78 thì xin được về huyện nhà , ông công tác cho đến năm 83 thì một biến cố gia đình khiến ông em quyết định xin về hưu non . Số là em có một ông cậu út sinh năm 83 lúc đấy mới biết bò , ông em lúc đó công tác ở huyện nhà nên đi suốt không có thời gian trông nom gia đình . Cậu em lúc đấy mới biết bò , không hiểu cậu em chơi thế nào mà chui vào trong cái hòm đựng thóc nhỏ của bà em , xong từ ngày đó cậu lên cơn hen xuyễn được tầm 1 tháng thì cậu mất . Ông em buồn quá mới phẫn trí nên xin về hưu non để làm ăn nuôi gia đình ,

Nên giờ ông em chỉ có lương thương binh thôi còn lương hưu của ngân hàng thì không có vì nghỉ trước tuổi 60

Nhớ ngày ông em mới bỏ ngân hàng về làm ruộng thì ông em có lên núi chặt trộm gỗ để làm nhà . Ngày xưa đa số là nhà ngói, giờ cái nhà đấy ông em vẫn còn , lúc bé em còn được xem cái nhà làm bằng tranh vách đất lợp rơm của ông em cơ

Ông em kể ông lên rừng đốn gỗ trộm về làm nhà , đi từ tờ mờ sáng xong đánh xe cải tiến từ trên núi về lúc chập tối , xe cải tiến là cái xe bò làm bằng gỗ với tre ấy ạ

Ông em đang đánh xe về thì thấy có chị con gái đứng ở sườn núi xin ông em cho ngồi nhờ . bảo là đau chân không đi được cho xin đi nhờ một đoạn

Cô này mặc áo trắng quần đen , kiểu như mấy bà đi ăn cỗ vẫn mặc ấy dáng điệu cũng thuộc dạng nhà có điều kiện . Ông em vừa đi vừa hỏi xem nhà ở đâu tên là gì mà bà kia không nói gì thêm cả ngồi im thít

Ông em nói chuyện một mình cũng bực nên cũng im luôn không thèm bắt chuyện nữa , đi đến một bụi tre to có cái ao thì xe bò nặng dần . Rồi con bò không chịu đi nữa ông em quất cho mấy roi nó cũng vẫn không đi . Lúc này ông em cũng nghi là cái đứa ngồi sau im ỉm kia có gì đó không ổn rôi , ông mới lần xuống chân cầm cái điếu cày lên . Bất ngờ vẩy một phát cái nước ở trong điếu cày bắn lại phía sau , chỉ nghe sau lưng có tiếng người cười

- Hé hé hé , xong nhảy ùm xuống cái ao

Ông em thúc bò chảy thẳng không dám quay
Lại nhìn luôn

- Hết Truyện 3 -
 

Músky Chesse

New Member
Tham gia
5/9/21
Bài viết
7
Được thích
0
#4
TRUYỆN 4: MA SÔNG MA NÚI

Nhà ông em ở gần sông , cụ thể là sông Cầu . Ngay gần đấy có một cái vực nước xoáy người bơi gần đó rất dễ bị hút xuống đấy không lên được , nên làng em gọi là vực thuồng luồng . Nghe đâu bảo dưới sông làng em có con thuồng luồng tinh , chuyên bắt trẻ em . Em nghe các cụ bảo thế cũng chỉ nghĩ là các cụ doạ thôi cho bọn trẻ con đỡ nghịch

Vậy mà ông em quả quyết là câu chuyện này không hẳn là không có thật vì ông từng chứng kiến một truyện thế này :

Làng em ở ven sông , có một bộ phận người dân làm nghề chài lưới . Họ có đất ở và đất canh tác trong làng , nhưng mưu sinh và sinh hoạt bằng nghề kéo tôm đánh cá , bán lấy tiền cho các hàng ở chợ . Đa phần là họ sống trên thuyền cắm cọc neo đậu hai bên bờ . Tầng lớp này làng em gọi là dân thuyền chài , và không hiểu một lẽ gì mà người làng em rất có ý khinh mỗi khi nhắc đến họ

Riêng em thì em thấy chẳng có gì đáng khinh cả , họ cũng là người cũng là dân trong làng cũng mưu sinh vất vả . Ông em quen một ông là người thuyền chài ở đấy , ông em kể rằng ông này có một bà vợ và một đứa con khoảng 3 tuổi . Dân chài lưới thường có tục kiêng không cứu người chế.t đuối và làng em kiêng luôn việc vớt người chế.t trôi luôn .

Quan niệm này xuất phát từ việc Hà Bá hay con Thuồng luồng tinh kia bắt người , mà có ai cứu hoặc vớt xác trôi sông thì sẽ gặp tai hoạ nên dân thuyền chài hoạt động nhiều trên sông nước không dám cứu người , hay vớt xác trôi sông

Duy với ông này thì không thế , ông này từng vớt xác một chị con gái trên người đeo đầy vàng lên bờ , vẫn còn nguyên nhẫn vàng dây chuyền các thứ trôi dạt từ mạn trên về . Nhưng ông ấy không lấy gì cả chỉ đào hố chôn ở bãi bồi bên sông thôi , ông bảo chôn người ta mai sau người ta phù hộ cho

Xong lại có lần ông cứu hai đứa trẻ con độ 7 tuổi đi tắm sông gần cái vực thuồng luồng , lúc một đứa bị chuột rút đứa còn lại ra cứu thì bị đứa kia dìm . Ông này nhảy xuống cứu được cả hai đứa lên

Mãi như thế cho đến một hôm ông này chèo thuyền cùng đứa bé con sang sông ăn cỗ ,

dân thuyền chài vì có cả trẻ con trên thuyền , nên rất hay có kiểu xích chân đứa trẻ vào dây sắt trên khoang thuyền cho nó khỏi bò lung tung ngã xuống sông . Thì hôm đấy hai bố con chuẩn bị sang sông ăn cỗ , lúc sáng bà vợ cầm cái gương soi thì lỡ làm rơi vỡ mất . Các cụ bảo gương vỡ , mơ ngủ thấy giọt má.u là có điểm báo không lành !

Hình như linh cảm thấy gì đó , nên bà bảo ông chồng để đứa con ở nhà . Nhưng ông kia bảo bà cứ để ông cho nó đi , bà kia cũng chịu nhưng lòng cũng lo lắm

Ông này như thường lệ ra thuyền nhổ cọc rồi buộc chân đứa trẻ con vào dây xích sắt để hai tay ông chèo thuyền cho yên tâm , lúc ban đầu không sao ra đến giữa dòng thì thuyền chao đảo rồi lật úp chìm nghỉm giữa dòng. Ông này bơi giỏi nhảy ra được nhưng còn đứa bé con bị vướng dây xích sắt buộc ở chân nên bị kéo theo con thuyền xuống đáy luôn .

Ông này xót con quá ,lặn mãi lặn mãi xuống dưới đáy để mò con lên , mò đến lúc ông này cũng kiệt sức không ngoi lên được nữa thì cũng lịm dần xong chế.t đuối theo đứa con luôn . Hôm đấy người làng phải dùng thuyền máy kéo te dọc bờ sông mà mãi 3 hôm không thấy

Sau có một cụ dùng mẹo như này :

Cụ ấy bảo bà vợ tìm cho một cái quần dài của ông này , xong hơ hơ qua lửa cho cháy . Xong ném cái quần xuống chỗ ông kia bị lật thuyền, tất nhiên là xác ông ấy không nổi lên ngay mà phải đến tối hôm đấy thì ông kia mới nổi lên cho người nhà tìm thấy xác . Người ta bảo do ông này cứu lắm người của hà bá quá , nên giờ ông ấy bị bắt đi ,

Xóm nhà ông em có một bác , bác này gần bằng tuổi ông em nhưng theo vai vế họ hàng thì em chỉ phải gọi là bác thôi . Bác này trước là bộ đội đi đánh tàu năm 79 đóng quân ở Lạng Sơn . Bác mới mất được khoảng 1 năm trở lại đây thôi

Hồi đó bác nhập ngũ theo đơn vị lên đóng quân ở Lạng Sơn , cụ thể là ở đâu em không rõ . Chỉ biết là lúc bác đóng quân là trong một bản người Thổ , chiến tranh diễn ra tại vùng núi hiểm trở . Hai bên ta và địch đều muốn chiếm lấy các cao điểm , với chiến thuật biển người của bên Tàu nướng quân liên tục mà không thể tiến sâu hơn .

Bác em lúc này đóng quân gần bản đó thì có quen một cô người thổ , sau này bác còn có con riêng với cô này mà không ai biết . Bác này vào nhà cô đó chơi xong vô tình thấy cái chum ở góc vườn , tò mò vì thấy cô này hay ném gà sống vào trong chum không biết để làm gì .

Một hôm lừa lúc cô này không chú ý bác mới chạy ra mở chum , thì chỉ thấy bên trong trống rỗng chẳng có gì . Bác thấy lạ nhưng không dám hỏi lại đậy chum vào cẩn thận

Sau khoảng 10 ngày thì bác này tự nhiên ốm yếu hẳn đi , người gầy rồi quân y phát thuốc khám cho mà không khỏi . Về sau bác này giải ngũ về quê , thì hay mê ngủ , hay thấy có cái bóng đen to lắm đứng ở đầu giường . Đầu cái bóng đen ấy là đầu con gà chống có mào đỏ , mỏ dài hai mắt sáng quắc , lúc thì mê thấy nó bay ngoài cửa sổ khi thì ngủ mơ thấy nó bay ngoài sân nhảy lên ngôi trên cây nhãn

Bác này sợ quá , sinh ra tật hay nói lảm nhảm . Người nhà sợ bác bị bệnh thần kinh nên đưa lên bệnh viện tâm thần để chữa . Nhưng bác sĩ bảo hoàn toàn bình thường không làm sao cả nên cho về

Bác cứ mê sảng như thế người gầy , mà hay sinh ra chứng đau bụng đi ngoài . Nghe đến đây thì em hơi ghê với mất vệ sinh ,

cảnh bảo các bạn đang đọc chú ý !!!!

Bác này đi vệ sinh ra nguyên một cái đầu con gà , có cả nhúm lông gà bên trong , thực sự nghe ông em kể em thấy quá tởm

Mà không biết có thật không , sau bác đấy cũng khỏi , tự nhiên khỏi không cần cúng gì cả . Nhưng phải tật hay rượu rồi con trai bác này thì chế.t trẻ , đến độ năm ngoái bác này ngồi ở bên vệ đường thần trí đã không còn tỉnh táo bố em có hỏi là

- Bác ngồi đây làm gì đấy

Thì bác đấy trả lời

- đang thu xếp quân tư trang với , đang chờ đồng đội để về quê

Bố em mới lắc đầu bảo : lẫn quá rồi ,

chứ không nghĩ là bác sắp mất

Vỏn vẹn trong hai tuần, một tối bác này bị ngã ở sân khi ra ngoài đi giải , bác phải nằm liệt giường khoảng mấy hôm thì mất , em có tham dự tang lễ và bố em là người chứng kiến !

- Hết Truyện 4 -
 
Top Bottom