3539
#1

Bạn đã từng nghe nói rất nhiều về TV QLED và OLED khi tìm hiểu hoặc lựa chọn mua 1 chiếc TV mới. Nhưng ngoài tên gọi khác biệt chỉ ở 1 chữ cái đầu, cả 2 vốn còn có sự khác biệt rất lớn về chất lượng hình ảnh nếu đặt bên cạnh nhau. Và trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng so sánh một cách cụ thể TV QLED và OLED ở nhiều khía cạnh, từ kết quả test thực tế khi đặt hai mẫu TV này cạnh nhau.
◤
QLED và OLED là gì và khác nhau thế nào?
◢
Công nghệ OLED sử dụng các diode hữu cơ để phát sáng. Điểm nổi bật của màn hình OLED là hiển thị màu đen sâu, giúp người dùng có trải nghiệm hình ảnh tốt hơn rất nhiều so với công nghệ LED. Bù lại, điểm yếu chí mạng của công nghệ này là hiện tượng “burn-in" (tức “lưu ảnh") sau một thời gian sử dụng do sự ảnh hưởng của tuổi thọ các diode.
Xem thêm: Top 3 nguyên nhân giúp TV Samsung dẫn đầu thị trường: Không "lưu ảnh", Bảo vệ mắt người dùng và Chất lượng hình ảnh đỉnh cao
Còn với công nghệ QLED, nhà sản xuất không dùng các diode hữu cơ mà dùng công nghệ Quantum Dot (Chấm lượng tử). Lớp tráng phủ Quantum Dot trên toàn bộ màn hình này đã khắc phục triệt để điểm yếu của các diode hữu cơ và qua đó TV QLED không bị hiện tượng lưu ảnh sau một thời gian dài sử dụng.
◤
Bài test trực tiếp so sánh TV QLED và TV OLED
◢
Chuẩn bị
TV QLED được chọn cho bài thử nghiệm là chiếc Samsung Q95T 4K. Đối thủ OLED cũng có khả năng phát 4K với giá thành ở mức tương đương, cũng như cùng kích thước màn hình 65 inch.

Cả hai chiếc TV được cài đặt về trạng thái như khi người dùng mới mua về và sử dụng. Các thiết lập trên hai TV QLED (trái) và OLED (phải) được đặt về trạng thái chuẩn (standard). Hai TV được đặt trong phòng kín được kiểm soát ánh sáng hoàn toàn và sử dụng chung một nguồn phát 4K 60Hz, dùng dây cáp HDMI hỗ trợ đầy đủ băng thông.
Các bài test dưới đây sử dụng chung mẫu thử của AVS Forum, hình ảnh tĩnh 4K, video chuẩn 1080p và HDR 4K.
Bài test hiển thị màu sắc trắng và đen
Trong hình test dưới đây, màu trắng của chiếc TV bên trái trong và trung thực hơn, mức độ đậm nhạt của dải màu từ trắng sang đen không bị ám xanh như đối thủ.


Dưới đây là sự khác biệt rõ rệt khi hai chiếc TV cùng phát màu trắng.

Trước đây, OLED nổi bật với độ sâu của màu đen. Trong vài năm gần đây, công nghệ TV QLED có nhiều cải tiến về đèn nền và làm mờ cục bộ, giúp cho các thiết bị sử dụng công nghệ này có khả năng hiển thị màu đen chất lượng không kém.

Màu đen của hai chiếc TV là như nhau
Độ tương phản màu sắc là một điểm đánh giá rất quan trọng về chất lượng hình ảnh ở một chiếc TV. Trong bài test đầu tiên, chúng ta sẽ thử bằng một hình ảnh SDR (tức Standard Dynamic Range- một chuẩn tương phản thường thấy khi làm phim).
Trong hình ảnh dưới đây, chúng ta có thể thấy được vệt trắng chạy dọc con đường sẫm màu trên chiếc TV QLED, còn đối thủ thể hiện điểm này không tốt.

Để làm được điều này, TV QLED có dung tích màu (hay Color Volume) lớn, cho phép giữ chi tiết và màu sắc mượt mà ở những vùng chói sáng, giúp hình ảnh thật và ấn tượng hơn. Ở chiều ngược lại, thiết bị có dung tích màu nhỏ làm hình ảnh bị thiếu chi tiết mà màu sắc không rực rỡ bằng.
Còn khi thử xem phim với những khung hình có vùng tối chiếm diện tích đa số, cả hai chiếc TV đều cho màu đen rất tốt. Tuy nhiên, chiếc TV bên phải có một số chi tiết bị mất màu, cũng như không kiểm soát được cân bằng trắng. Chính vì vậy, chúng ta có thể nhận ra hiện tượng ám vàng ở chiếc TV bên phải. Ngược lại, TV QLED có cân bằng trắng đồng đều hơn hẳn.

Với bức ảnh trên đây, vùng da mặt của diễn viên bên trái có độ sáng tối đồng đều và tách bạch hơn. Trong khi đó làn da của diễn viên bên phải bị sạm. Thêm vào đó, chi tiết ánh sáng hắt từ vai áo của diễn viên cũng được thể hiện rõ hơn với chiếc TV bên trái

Đây là một khung cảnh với tông màu tối, và rất nhiều chi tiết nhỏ với độ sáng tối khác nhau trong khung hình. Bạn có thể thấy TV bên phải bị tối màu, làn da cô gái ở góc phải bị sạm và hơi tái. TV bên trái cho làn da hồng hào và tươi tắn hơn
Bài test về độ nét, độ sáng
Cả hai thiết bị trong bài thử nghiệm này đều có khả năng phát 4K. Tuy nhiên khi thử nghiệm với nguồn phát có chất lượng 1080p thì hai thiết bị có thể hiện khác nhau. Với thử nghiệm phát hình ảnh của một trận bóng đá, chiếc TV bên phải có độ sáng không tốt bằng đối thủ.

Các trận đấu thể thao quốc tế hiện nay đều có chất lượng hình ảnh cao nên việc giữ được chi tiết cũng như độ đồng đều màu sắc trên TV rất quan trọng khi thưởng thức, đặc biệt là các pha quay chậm đẹp mắt.
Dù vậy, không phải khi nào TV có độ sáng cao cũng là tốt. Thực tế đã chứng minh độ sáng mạnh sẽ ảnh hưởng đến thị lực của người xem về lâu về dài. Thêm vào đó là ánh sáng xanh phát ra từ màn hình sẽ khiến người dùng bị mất ngủ. TV QLED đã có giải pháp cho vấn đề này: Tính năng bảo vệ mắt (eye protection) trên dòng Samsung Q95T giúp TV vẫn có độ nét, độ sáng hoàn hảo mà vẫn bảo vệ sức khoẻ của người dùng.
Những bài test không thể bỏ qua Độ mỏng TV và công nghệ âm thanh đi kèm
Độ mỏng của một chiếc TV giúp cho thiết bị có thiết kế thanh thoát và hiện đại, đồng thời giúp gia chủ dễ dàng bố trí TV cùng các đồ nội thất khác trong nhà để có góc “chill" nhất.
Về phần viền của mặt trước TV QLED và TV OLED, cả hai thuộc dạng “một chín một mười" khi có tỷ lệ màn hình so với mặt trước rất cao và viền bốn cạnh siêu mỏng. Tuy nhiên, nếu để ý ở phần mặt lưng thiết bị thì chiếc TV OLED vẫn có một khu vực hơi nổi lên ở phía trước. Đây là nơi nhà sản xuất bố trí bo mạch chủ máy biến áp cho TV. Ngược lại, TV QLED có phần lưng phẳng hoàn toàn, điều này giúp sản phẩm trông mỏng và thanh thoát hơn.
Có một điểm mà người tiêu dùng thường ít để ý khi chọn sản phẩm ấy chính là độ cao chân đế của TV. Một chiếc chân đế thấp như của chiếc TV OLED sẽ vô tình cản trở việc bố trí loa thanh. Thiết bị âm thanh này thường được đặt ngay phía trước và bên dưới màn hình TV để đem lại trải nghiệm tốt nhất. Và một chiếc TV QLED với chân đế cao sẽ chừa chỗ rất vừa vặn cho loa thanh, tạo nên combo giải trí hoàn hảo nhất cho cả gia đình.

Bên cạnh đó, một loạt công nghệ về âm thanh trên TV QLED cũng được bổ sung, giúp TV thông minh và phục vụ tốt hơn cho người dùng. Chúng ta có thể kể đến OTS (Object Tracking Sound) là tính năng giúp TV nhận diện được chủ thể phát ra âm thanh trong khung hình để loa phát ra tiếng động thích hợp. Tính năng này thật sự trở nên đặc biệt khi người dùng chơi game và xem phim hành động, loa trên TV sẽ phát ra âm thanh xa gần, hoặc trái phải tuỳ theo chủ thể trong khung hình đang di chuyển theo hướng nào.
Công nghệ AVA (Active Voice Amplifier) lại là một cải tiến thông minh khác giúp TV QLED có thể nhận biết được độ ồn của môi trường xung quanh và tự động tăng hoặc giảm âm lượng trên TV đến mức thích hợp.
◤
Kết
◢
QLED và OLED vẫn là hai công nghệ TV nổi bật trên thị trường hiện nay với ưu điểm là cho hiển thị màu đen sâu, màu sắc rực rỡ. Thế nhưng, khi đặt hai mẫu TV cùng kích thước trong cùng tầm giá lên bàn cân để so sánh một cách chi tiết thì mẫu TV QLED đang trội hơn ở nhiều khía cạnh: không bị hiện tượng lưu ảnh, độ tương phản cao, giữ được độ chi tiết, cũng như hàng loạt trang bị đáng giá khác cho công nghệ âm thanh và hình ảnh trên thiết bị.
Xem thêm: