Vì sao bị tắt tiếng và cách ngăn chặn

Tham gia
8/5/21
Bài viết
50
Được thích
0
108 #1
Tình trạng khan tiếng,bị tắt tiếng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và khả năng giao tiếp hàng ngày. Đừng quá lo lắng, những cách chữa tắt tiếng nhanh nhất dưới đây sẽ giúp xử lý tình trạng này cấp tốc.


Nguyên nhân bị tắt tiếng
Có rất nhiều tác nhân gây ra hiện tượng tắt tiếng. Có thể là vì tác thời tiết hoặc do sự hoạt động tiếng nói quá mức của bệnh nhân. Một số nguyên nhân phổ biến thường thấy như sau.

1. Viêm các cơ quan vòm họng
- Viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khàn tiếng, bị tắt tiếng. Nguyên nhân do cảm lạnh hoặc sử dụng giọng nói với tần suất cao như nói, hát quá nhiều. Tình trạng này dễ thấy ở các giáo viên, tư vấn viên... Ngoài ra, bị tắt tiếng có thể do dây thần kinh thanh quản bị tổn thương bởi những ca phẫu thuật như phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật tim, phẫu thuật các vùng đầu, cổ.

- Viêm họng, viêm amidan: thời điểm giao mùa là giai đoạn rất dễ bị viêm họng, viêm amidan. Từ đây bệnh sẽ phát triển và dẫn đến tình trạng đau họng, bị tắt tiếng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc người bệnh

- Polyp dây thanh âm: Điều này cũng xuất hiện khi người bệnh lạm dụng giọng nói quá nhiều. Bệnh lý biểu hiện là xuất hiện khối u trên dây thanh âm, chèn ép cổ họng khiến bạn khó khăn khi nói hoặc không thể nói.


2. Bị tắt tiếng là triệu chứng các bệnh khác
Ngoài lý do thời tiết, lạm dụng giọng nói, một số bệnh các cũng có triệu chứng lâm sàng khiến bệnh nhân bị tắt tiếng.

- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược, hướng ra ngoài và lên đến dây thanh âm. Axit từ dạ dày tác động đến dây thanh quản sẽ gây ra một số phản ứng, khiến giọng nói của bạn không thể phát ra bình thường. Bệnh này thường bị nhầm lẫn với chứng ợ nóng nên nhiều người bệnh không để ý và khá chủ quan.

- Chứng spasmodic dysphonia (chứng khó phát âm): đây là hiện tượng co thắt bất thường của thần kinh, gây ảnh hưởng đến các khối cơ ở vùng thanh quản,khiến các cơ co thắt cơ gây khàn giọng, tắt tiếng.

- Ung thư: Ung thư vòm họng là bệnh chắc chắn sẽ có biểu hiện là tắt tiếng, ho nhiều, ho ra máu. Tuy nhiên những triệu chứng trên cũng không khẳng định là người bệnh đã mắc ung thư. Ung thư vòm họng có thể bị di căn từ các vùng khác của cơ thể lan đến dây thần kinh thanh quản, tạo thành các khối u lớn chèn ép cổ họng, khiến người bệnh không thể nói.

- Chấn thương: Chấn thương liên quan đến vùng cổ họng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, phẫu thuật đặt nội khí quản hay nội soi phế quản… cũng có thể ảnh hưởng đến dây thanh âm làm bệnh nhân bị tắt tiếng. Những trường hợp hi hữu này khó có thể tránh khỏi, nhưng vẫn còn khả năng hồi phục lại giọng nói nếu điều trị kịp thời.


3. Bị tắt tiếng do các nguyên nhân khác
- Hút thuốc: thuốc là đã được cảnh báo là một trong những yếu tố gây bệnh ung thư. Bị khàn giọng, tắt tiếng có thể do hút quá nhiều thuốc hoặc vô tình hít phải khói thuốc trong thời gian dài. Hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều có nguy cơ mắc bệnh là như nhau.

- Hít phải dị vật: Việc hít phải dị vật hay tiếp xúc với các chất hóa học có trong không khí, các loại hóa chất tẩy rửa cũng có thể gây biến đổi giọng nói. Một số chất hóa học như Heli sẽ làm giọng nói bạn trở nên cao hơn nhưng sẽ không gây tắt tiếng, giọng nói cao chỉ xuất hiện trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

- Sử dụng corticosteroid dạng hít: đây là tác dụng phụ khi bệnh nhân hen suyễn hoặc bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) sử dụng corticosteroid dạng hít lâu dài. Các hóa chất trong thuốc sẽ cải thiện tình trạng hen suyễn nhưng đồng thời cũng tạo ra một số phản ứng khác ở cổ họng, thời gian lâu dài sẽ khiến họng sưng hoặc mất cảm giác dây thanh quản, khiến bệnh nhân bị tắt tiếng.


Phương pháp phòng ngừa
Để phòng tránh tình trạng tắt tiếng làm ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày, bạn nên lưu ý một số biện pháp bảo vệ sức khỏe như sau:

- Duy trì nhiệt độ điều hòa hợp lý, không để quá thấp khiến cơ thể bị lạnh

- Mặc đủ quần áo ấm, giữ ấm cổ họng nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh.

- Uống nhiều nước, hạn chế uống nước lạnh

- Hạn chế nói, la hét quá nhiều

- Không nên vào phòng điều hòa lạnh khi quần áo đang ướt đẫm mồ hôi.

- Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh

- Không hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích

- Thường xuyên sử dụng các bài thuốc dân gian như mật ong, vỏ quýt, bạc hà... để làm dịu cổ họng

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Phòng Khám Hoàn Cầu về nguyên nhân gây tắt tiếng và các phương pháp điều trị. Các triệu chứng trên chỉ mang tính tham khảo. Muốn biết chính xác tình trạng của bản thân, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom