VTC Academy tổ chức hội thảo chia sẻ về Computer Graphic và triển vọng của ngành này tại Việt Nam

Duy Lê

New Member
Tham gia
10/6/14
Bài viết
3,049
Được thích
4,981
1393 #1
Để mở đường cho những đam mê cũng như giúp các bạn trẻ giải đáp những băn khoăn và định hướng con đường theo đuổi ngành công nghiệp đồ họa hình ảnh, VTC Academy đã tổ chức buổi hội thảo xoay quanh Computer Graphic, dưới sự hướng dẫn của anh Thierry Nguyễn – Đồng sáng lập BadClay Studio tại thành phố Hồ Chí Minh.


Đồ họa máy tính kỹ thuật số, hiện nay được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như truyền hình, phim ảnh, game, các hoạt động giải trí… Cùng với sự bùng nổ của các thiết bị di động và các xu hướng công nghệ mới, dự báo từ đây đến năm 2017, đây sẽ là một trong những ngành đi đầu về tốc độ phát triển (theo Jonpeddie.com).


Anh Thierry Nguyễn (áo trắng) và anh Võ Huy Giáp (áo tím) cùng chia sẻ về Comuter Graphic cũng như triển vọng của ngành này tại thị trường Việt Nam.

Buổi hội thảo lần này có sự góp mặt của anh Thierry Nguyễn, một trong hai nhà đồng sáng lập của BadClay studio, có uy tín trong các dự án kỹ xảo đồ họa tại Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp vào năm 2003 tại đại học danh giá Supinfocom của Pháp, anh đã làm việc tại Buf Compagnie studio với vai trò giám sát, thiết kế concept… Anh cũng từng có thời gian sinh sống, làm việc tại London cho một studio chuyên về kỹ xảo điện ảnh – Double Negative studio. Một số dự án tiêu biểu mà anh từng tham gia có thể kể đến như John Carter, Goosebump, Mad Max Fury Road, Disney's Cinderella,...

Cảnh quay ấn tượng nhất trong bộ phim đình đám The Avenger 2 được thực hiện bởi kỹ xảo VFX.

Tương tự các ngành công nghiệp khác, ngành này cũng được chia ra thành nhiều mảng khác nhau, trong đó VFX – thiết kế kỹ xảo hình ảnh, đang thống lĩnh và thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ đam mê thiết kế. Nội dung chính trong toàn bộ buổi offline ngày hôm nay bao gồm:
  • Tổng quan về ngành công nghệ đồ họa hình ảnh (Computer Graphic).
  • Chia sẻ nhiều hơn về kỹ xảo hình ảnh VFX.
  • Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ mới tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
  • Phần chia sẻ, giao lưu và giải đáp thắc mắc của khách mời.
Chuyên gia công nghệ Thierry Nguyễn - Đồng sáng lập BadClay Studio, đưa ra nhận xét rằng ngành Đồ hoạ kỹ thuật số chưa bao giờ sôi động như thời điểm hiện tại, trong đó Việt Nam là thị trường cực kì mở và bùng nổ về công nghệ thông tin, cụ thể là công nghệ số. “Có rất nhiều vị trí công việc từ tạo hình, diễn hoạt, kỹ xảo hình ảnh... khi bạn đặt chân vào ngành công nghiệp này. Tương tự các ngành công nghiệp khác, ngành này cũng được chia ra thành nhiều mảng khác nhau, trong đó VFX (Visual film Effect) – thiết kế kỹ xảo điện ảnh, đang thống lĩnh và thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ đam mê thiết kế, nhất là trong lĩnh vực giải trí, phim ảnh.”, anh Thierry nhấn mạnh.


Khá đông các bạn trẻ đến tham dự buổi hội thảo của VTC Academy.

VFX (Visual Film Effect) còn được gọi là thiết kế kỹ xảo điện ảnh là ngành học kết hợp giữa tư duy sáng tạo và kiến thức chuyên sâu về công nghệ số, để từ đó thiết kế các concept, điêu khắc kỹ thuật số, diễn hoạt, chuyển động, tạo hình nhân vật… một cách sống động và tinh tế nhất.

Khách mời tham dự sẽ được chia sẻ về Computer Graphic, về kỷ xảo đồ họa VFX từ những chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực này.


VFX không chỉ ứng dụng trong ngành công nghiệp phim ảnh mà còn được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau trong cuộc sống, trong đó có dự án về thực tế ảo Hologram của Microsoft.


Anh Thierry Nguyễn chia sẻ về VFX (Visual Film Effect).


Triển vọng của Computer Graphic và cơ hội nghề nghiệp của ngành này tại thị trường Việt Nam.

Chuyển mình và phát triển liên tục cùng tốc độ bùng nổ của kỉ nguyên số, cũng như hoà mình hội nhập với các xu hướng VFX toàn cầu, cơ hội phát triển nghề nghiệp dành cho học viên ngành này là cực kì lớn. Bên cạnh những công việc phổ biến như nghệ sĩ thiết kế concept, nghệ sĩ thiết kế 3D/2D, nghệ sĩ điêu khắc kĩ thuật số... thì những vị trí khác của ngành này như trợ lý hình ảnh, nghệ sĩ vẽ bề mặt chất liệu cũng đang “khát” nguồn nhân lực có kĩ năng nghề nghiệp cao.​
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom