WD Blue SN550 NVMe: SSD giá tốt, nhiều công nghệ, dành cho tất cả mọi người

Sanghi

Mới mất xe máy
Tham gia
18/2/19
Bài viết
440
Được thích
263
7777 #1

Cách đơn giản nhất để giảm tốc độ một chiếc PC hay laptop mạnh mẽ của bạn là lắp cho nó một chiếc HDD. Do đó, chìa khóa cho tốc độ của một chiếc máy tính của năm 2020 chính là SSD. Dù linh kiện này không còn mới mẻ gì nhưng nhiều người dùng, doanh nghiệp vẫn lựa chọn cho mình những chiếc máy KHÔNG CÓ SSD thật sự là ác mộng. Trong bài viết này TECHRUM sẽ chia sẻ về SN550- một chiếc SSD phổ thông có hiệu năng trên giá thành rất ổn thời điểm hiện tại cũng như vài mẹo để lựa chọn một chiếc SSD phù hợp với nhu cầu của bạn.

Video


Trước hết, bạn nên biết chiếc máy tính của mình có hỗ trợ những khe cắm nào, giao thức kết nối nào để lựa chọn chiếc SSD phù hợp. Các bạn có thể tra Google mã máy mình sử dụng hoặc lên thẳng trang chủ của hãng sản xuất để truy cứu thông tin của thiết bị.



Đầu tiên là dạng thức của SSD, trên thị trường hiện đang phổ biến hai dạng thức chính là 2.5 inch và M.2. Dạng ổ 2.5 inch được thiết kế có kích thước tương đồng với những ổ cứng HDD 2.5 inch truyền thống giúp người dùng dễ dàng nâng cấp. Còn ổ dạng M.2 (thường là M.2 2280) có kích thước nhỏ gọn và mỏng, phù hợp với các chiếc laptop ultrabook mỏng nhẹ thời thượng. Đương nhiên ở đây mình đang đề cập đến hai dạng thức phổ thông nhất là dạng 2.5 inch và M.2 2280, ngoài ra còn có các dạng khác như 1.8 inch, 2.5 inch hay M.2 2230, M.2 2242... nhưng không phổ biến bằng.



Giống với dạng thức thì cổng kết nối (hay giao tiếp) cũng là thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy được trên thực tế. Một số loại dạng thức thông dụng có mặt trên thị trường bao gồm: SATA, mSATA, PCIe, M.2... Do vậy, bạn cần tìm mua đúng SSD mà mainboard của bạn có hỗ trợ.



Còn nếu phân loại theo giao thức, chúng ta có AHCI (advanced host controller interface ) là giao thức của chuẩn kết nối SATA và NVMe (non-volatile memory express ) là giao thức của chuẩn kết nối PCIe. Nói rõ hơn về giao thức thì đây là cách mà SSD giao tiếp với ứng dụng và các phần khác thông qua bộ vi điều khiển (Controller) của SSD. Trong đó giao thức NVMe có thể khai thác đến 4 làn PCIe 3.0 để truyền dữ liệu với băng thông lên đến 8GB/s, cao hơn nhiều so với mức tối đa 600MB/s của giao thức AHCI.



Tuy nhiên, giữa khá nhiều thông tin phức tạp thì bạn cần nhớ chắc chắn một điều là dù ở chủng loại nào thì một chiếc SSD cũng nhanh hơn HDD truyền thống đáng kể. Và ngay ở các tác vụ văn phòng thông thường thì một ổ NVMe cũng không thể hiện tốc độ hơn một ổ SATA rẻ tiền hơn là mấy. Khác biệt nằm chủ yếu ở những tác vụ nặng như nén và giải nén những file lớn, chỉnh sửa hình ảnh, video cao cấp, chơi game hard core, chuyển file lớn đến rất lớn.



Việc đầu tư một ổ SSD chất lượng như WD Blue SN550 là một lựa chọn rất đáng cân nhắc trong năm 2020. Với giá thành không quá cao bạn đã có thể sở hữu một chiếc SSD dạng M.2 thông dụng, linh hoạt với nhiều hệ thống khác nhau cùng kết nối PCIe 3.0 tốc độ cao.



Một mối quan tâm lớn của mọi người nữa là lựa chọn gói dung lượng phù hợp khi một dòng SSD thường hỗ trợ nhiều phiên bản khác nhau. Ví dụ như WD Blue SN550 có các phiên bản từ 256GB- 500GB- 1TB. Tìm và lựa chọn một phiên bản phù hợp cho mình là tùy nhu cầu của bạn. Nhưng ở đây mình có lời khuyên là chúng ta nên bắt đầu ở 500GB là sự lựa chọn hợp lý nhất ở năm 2020 vì nhiều lý do.



Những phiên bản 120GB đến 250GB là hơi ít với nhu cầu lưu trữ hiện tại, chỉ đủ cho Window cùng một vài ứng dụng hoặc game các bạn đang sử dụng. Ngoài ra, với những game AAA nặng trên 60GB như hiện tại thì rõ ràng dung lượng 120 - 250GB là hơi ít. Hơn nữa, những phiên bản thấp hơn thường có tốc độ bị cắt giảm một chút so với những phiên bản cao hơn như 500 GB hay 1TB. Tiếp nữa là vấn đề giá cả, một ổ WD Blue SN550 phiên bản 500GB hiện tại đang có giá quá tốt, chỉ cao hơn phiên bản 250GB khoảng 500 nghìn mà dung lượng gấp đôi và tốc độ nhanh hơn, với giá khoảng 1,7 triệu đồng cách đây 3 năm mình chỉ gắn được một ổ SATA 3 2.5 inch 128GB.



Ngoài ra, về mặt công nghệ thì WD SN550 sử dụng công nghệ 3D NAND. Một điều làm nhiều người thắc mắc với những SSD thông thường. Để tăng dung lượng của SSD các nhà sản sản xuất bắt đầu tìm cách đặt các NAND gần nhau hơn trên một mặt phẳng, nhưng lại làm giảm độ tin cậy của các bộ nhớ flash. Để cải thiện điều này, nhà sản xuất bắt đầu đặt các ổ nhớ chồng lên nhau, giúp gia tăng mật độ và dung lượng bộ nhớ lên rất nhiều. Vậy nên loại SSD này thường được gọi là 3D NAND, hay NAND dọc. 3D NAND giúp tăng nhiều lớp bóng bán dẫn để lưu dữ liệu và công nghệ mới nhất của Western Digital là TLC 3D NAND 96 lớp giúp gia tăng mật độ và dung lượng bộ nhớ lên đáng kể. Bên cạnh đó công nghệ này còn giúp gia tăng khoảng trống giữa các khối bộ nhớ trên mỗi lớp để tránh gặp phải vấn đề về vật lý và hiệu năng bộ nhớ. Chuẩn bộ nhớ của ổ cứng là TLC (Triple level cell) sử dụng bộ nhớ lưu trữ 3 bit trên mỗi cell, mang đến khả năng tiết kiệm điện năng và chi phí sản xuất tương đối rẻ.



Hầu hết các ổ SSD đều tiêu tốn ít điện năng hơn cũng như có độ bền cao hơn nhiều so với ổ HDD nhờ việc không có các chuyển động quay cơ học. Như WD Blue SN550 là một sản phẩm có độ bền rất tốt (lên tới 400 TBW) và được bảo hành đến 5 năm. Sản phẩm này cũng rất tiết kiệm năng lượng với chỉ 3,9W khi hoạt động tối đa và 20mW khi hoạt động ở công suất thấp.



Về mặt tốc độ, WD Blue SN550 có tốc độ tương đương thông số mà WD đưa ra, 2480MB/s tốc độ đọc tuần tự, và 1836MB/s tốc độ ghi tuần tự. Copy một file khoảng 32GB từ ổ HDD sang thì mất khoảng 6,5 phút. Khởi động game Genshin Impact nặng khoảng 12GB mất 30s. Đều là những con số rất tốt cho giá thành của sản phẩm này. Tuy nhiên, phần bộ nhớ cache của sản phẩm này hơi ít, khoảng 800MB nên nếu copy các file lớn thì tốc độ bị ảnh hưởng nhiều.



Tổng kết lại thì trong bài viết lần này chúng ta đã có cái nhìn cơ bản về các yếu tố quan trọng cho việc tìm mua và lựa chọn SSD cho những nhu cầu sử dụng của bạn. Đặc biệt là về WD Blue SN550, một ổ SSD phổ thông có hiệu năng/ giá thành cực tốt đang được phân phối chính hãng bởi Western Digital .

Xem thêm về WD Blue SN550 NVMe tại đây.

#WD #WesternDigital #SynnexFPT

Xem thêm:
 
Sửa lần cuối:

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom