Xây Nhà Trọn Gói Là Gì? ⚡️ Tại Sao Nên Chọn Xây Nhà Trọn Gói?

Tham gia
26/4/22
Bài viết
42
Được thích
0
152 #1
Xây nhà trọn gói là dịch vụ rất được rất nhiều khách hàng ưa chuộng hiện nay, không chỉ giúp gia chủ tiết kiệm được thời gian, công sức mà còn có thể tránh được những rủi ro. Vậy, xây nhà trọn gói là gì? Những kinh nghiệm xây nhà trọn gói chất lượng và có thể tối ưu chi phí? Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Xây nhà trọn gói là gì?
Xây nhà trọn gói là hình thức mà gia chủ sẽ giao toàn bộ quá trình thi công cho công ty xây dựng làm từ việc xin phép xây dựng, thiết kế kiến trúc cũng như kết cấu, dự trù chi phí đến thi công phần thô và khâu hoàn thiện, kế cả quá trình hoàn công. Chủ nhà chỉ việc cung cấp giấy tờ cần thiết, kiểm tra quá trình làm việc, còn tất cả cứ để công ty lo.
Ngoài ra, xây nhà trọn gói là một dịch vụ mang đến nhiều lợi ích giúp cho chủ nhà có thể lên ngân sách phù hợp, tránh phát sinh những chi phí ngoài dự kiến, đồng thời tiết kiệm được thời gian, công sức, không cần phải lo lắng nhiều mà vẫn có thể sở hữu một ngôi nhà đẹp.
Lý do gia chủ nên lựa chọn dịch vụ xây nhà trọn gói
Quá trình xây nhà sẽ diễn ra trong thời gian dài từ quá trình ép cọc, làm móng ban đầu đến khi hoàn thiện, đưa công trình vào sử dụng. Vì thế nếu xây nhà theo hình thức nhân công hoặc phần thô như thường thì chủ nhà phải theo giám sát toàn bộ quá trình xây nhà để cung cấp những vật liệu, thiết bị cần thiết đến công trình nhằm phục vụ quá trình thi công. Việc này sẽ làm cho quý khách bận rộn và vất vả hơn, tốn nhiều thời gian và công sức hơn mà hiệu quả cuối cùng chưa chắc như mong muốn, ảnh hưởng tới công việc, sức khỏe cũng như cuộc sống của chủ nhà.
Dịch vụ xây nhà trọn gói được áp dụng rộng rãi hiện nay bởi các ưu điểm như sau:
  • Không tốn quá nhiều thời gian và công sức khi xây dựng nhà trọn gói: bởi vì đơn vị thi công sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình thi công. Chủ nhà chỉ giám sát quá trình thi công chứ không cần phải tham gia vào công tác cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị.
  • Không gặp gián đoạn trong quá trình thi công nhà ở: nhà thầu chủ động tổ chức thi công, cung cấp các loại vật tư, vật liệu để đảm bảo công trình theo đúng tiến độ trong hợp đồng. Vì thế quá trình thi công sẽ không gặp gián đoạn do chủ nhà không kịp cung cấp vật liệu, thiết bị, hoặc cung cấp sai chủng loại, sai khối lượng…
  • Hạn chế phát sinh chi phi tối đa: vì là dịch vụ trọn gói nên tất cả những hạng mục thi công cần thiết mà chủ thầu đã báo giá trong hợp đồng, thế nên chủ nhà không chịu chi phí gì thêm ngoại trừ chi phí ép cọc, chi phí do gia chủ yêu cầu thêm trong quá trình thi công, chi phí lắp đặt những vật dụng, thiết bị nội thất.
  • Chất lượng được đảm bảo: vì là dịch vụ xây nhà trọn gói nên các quy trình xây dựng hoàn toàn khép kín, chủ thầu sẽ chủ động kiểm soát được chất lượng của vật liệu, vật tư được cung cấp cho công trình. Tránh tình trạng chủ nhà cung cấp những vật liệu quá kém chất lượng ảnh hưởng tới công trình, cung cấp vật liệu không đúng tiến độ thi công.
Quy trình xây nhà trọn gói chi tiết
Có thể hiểu đơn giản dịch vụ xây nhà trọn gói là bạn giao khoán toàn bộ cho một đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng, từ xin giấy phép xây dựng, các bước tiến hành thiết kế kiến trúc và kết cấu, dự trù chi phí đến triển khai thi công thô và khâu hoàn thiện, hoàn công và cuối cùng là bàn giao cho chủ nhà.
Với dịch vụ xây nhà trọn gói, chủ nhà sẽ chỉ cần đưa ra yêu cầu, ý tưởng về ngôi nhà của mình và cung cấp một số văn bản, giấy tờ cần thiết, giám sát quá trình làm. Còn tất cả những công việc khác sẽ có công ty xây dựng lo.
Cụ thể, xây nhà trọn gói bao gồm những hạng mục triển khai như sau:
Xin cấp giấy phép xây dựng
Khâu đầu tiên, công ty xây dựng sẽ xin cấp phép xây dựng bằng phương pháp lập hồ sơ đề nghị được cấp giấy phép xây dựng nhà mới ( gồm 8 loại giấy tờ được liệt kê dưới đây).
Để tối ưu hóa thời gian lập hồ sơ, gia chủ sẽ cần nắm rõ và cung cấp xác thực các thông tin sau:
  • Đất xin phép xây dựng bắt buộc phải là đất thổ cư và chính chủ.
  • Những chứng chỉ quy hoạch xây dựng của khu đất đó.
  • Thông tin liên quan đến mật độ xây dựng của đất.
  • Các quy định lộ giới xây dựng (dựa trên quyết định 36/2015/QĐ)
  • Bản vẽ hiện trạng của khu đất để xác định vị trí tọa độ của khu đất đối với sổ cũ trước năm 2013.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới bao gồm:
  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (dựa theo mẫu của quận)
  • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao có công chứng CMND của chủ hộ.
  • Bản vẽ thiết kế sơ bộ được đóng dấu của công ty thiết kế, có đầy đủ chữ ký của kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng.
  • Giấy phép kinh doanh hợp pháp của đơn vị thiết kế.
  • Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư của đối tượng chịu trách nhiệm thiết kế.
  • Cam kết tự phá dỡ công trình đối với xây nhà tạm nằm trong dự án khu quy hoạch.
  • Công văn 1/500 cùng với bản vẽ nhà mẫu 1/500 với nhà trong dự án.
>>>>> Xem Thêm : XÂY NHÀ TRỌN GÓI
Thiết kế
Tiếp theo, công ty xây dựng sẽ tiến hành thiết kế nhà ở, những yếu tố dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về công đoạn này:
  • Lên ý tưởng: Bản chất công đoạn này là xác định mong muốn, nhu cầu sử dụng của gia chủ về một số yếu tố như: Quy mô? cần xây dựng bao nhiêu phòng? định hướng phong cách nhà? nguồn tài chính gia chủ có thể đầu tư?… kiến trúc sư sẽ tư vấn cho gia chủ ý tưởng thiết kế nhà sao cho tối ưu công năng sử dụng cũng như đưa ra các giải pháp giúp tiết kiệm chi phí về nguyên vật liệu, thi công xây dựng.
  • Thiết kế sơ bộ: Dựa trên các quy định của cơ quan thẩm quyền địa phương cũng như ý tưởng đã thống nhất với gia chủ, kiến trúc sư sẽ tiến hành lập thiết kế sơ bộ, tức là lập tổng mặt bằng và các phương án kiến trúc, kết cấu công trình và hệ thống điện, nước, các giải pháp nội thất….
  • Đồng thời, tính toán những thông số kỹ thuật cơ bản của ngôi nhà, ví dụ như: diện tích tổng ngôi nhà, diện tích sàn của phòng chức năng ( phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn,…),… sau đó trình bày với gia chủ, chỉnh sửa và chốt bản thiết kế.
Dự trù chi phí
Xây nhà trọn gói sẽ bao gồm các hạng mục chi phí sau:
  • Chi phí trực tiếp: chi phí mua nguyên vật liệu, thuê nhân công và máy thi công.
  • Chi phí thiết bị: những loại máy phục vụ như máy điều hòa, máy phát, ánh sáng, thiết bị điện, hệ thống nước, camera quan sát. Một số thiết bị nội thất bao gồm: tủ, thiết bị vệ sinh, bàn ghế, xử lý nước thải,…
  • Chi phí quản lý dự án: đây là chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện những công việc quản lý từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện cho đến khi hoàn thiện, bàn giao nhà vào sử dụng.
  • Một số phí khác: là chi phí dự trù cho khối lượng phát sinh trong quá trình công ty triển khai xây dựng.
Các hạng mục chi phí được công ty xây dựng tính toán sao cho hợp lý nhất đối với mong muốn và năng lực tài chính của gia chủ.
Triển khai thi công
Chi tiết xây nhà trọn gói sẽ bao gồm 3 phần chính đó là: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, thi công xây thô và cuối cùng là thi công hoàn thiện. Cụ thể:
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng:
Công ty sẽ tổ chức giải phóng mặt bằng, nếu vị trí cần xây là một khu đất trống thì việc chuẩn bị mặt bằng sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, nếu hiện trạng của nhà hoặc công trình cũ cần phá dỡ thì sẽ khá phức tạp và cần nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, công ty sẽ cần liên kết máy móc, thiết bị tiến hành phá dỡ, thu gom các loại phế liệu có thể tải sử dụng. Sau đó, tiến hành dọn phế thải, hoàn tất công tác mặt bằng.
Thi công xây thô:
Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong quá trình thi công, nó tác động trực tiếp đến chất lượng của công trình. Các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật đều được quy định trong bản vẽ xây dựng, những kỹ sư giám sát quá trình thi công sẽ đảm bảo đúng yêu cầu, tiến độ. Cụ thể của quá trình thi công xây thô diễn ra như sau:
  • Thi công phần móng, thi công cốp pha, xử lý nền, đổ bê tông móng, hố ga, tự hoại, bể nước, lắp đặt hệ thống nước thải…
  • Thi công các loại cột, tấm sàn, đà giằng, dầm, cầu thang,… tất cả những loại tầng và mái theo thiết kế. (Lưu ý: mỗi loại mái sẽ có quy trình và thời gian thi công hoàn toàn khác nhau).
  • Xây gạch và tô trát hoàn thiện mặt tường bao quanh nhà ở, tường ngăn chia phòng và các bậc cầu thang bằng gạch ống.
  • Lắp đặt hệ thống bảo vệ dây điện âm, dây mạng,dây cáp truyền hình, dây điện thoại, hệ thống ống âm cấp thoát nước,…
  • Công tác chống thấm, sân thượng, nhà vệ sinh, bể ngầm,…
Thi công hoàn thiện:
Đây là các bước cuối cùng để hoàn thiện công trình. Khâu này sẽ bao gồm:
  • Ốp lát gạch hoặc đá: ốp tường, lát gạch sàn nhà, gạch trang trí, gạch nhà vệ sinh, ốp đá cầu thang, phòng bếp,…
  • Lắp đặt trần nhà, cửa sổ, lắp cửa đi, lan can cầu thang, hệ thống vách ngăn,
  • Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống nước, các thiết bị vệ sinh ( bồn cầu, lavabo và các phụ kiện khác)
  • Lắp đặt một số nội thất khác, các hạng mục phát sinh theo yêu cầu của gia chủ (nếu có).
  • Sơn nước nội và ngoại thất để hoàn thiện khâu trang trí toàn bộ công trình theo thiết kế.
Nghiệm thu & bảo hành
Nghiệm thu là bước so sánh và đối chiếu giữa bản vẽ thiết kế xây dựng với căn nhà thi công thực tế. Khâu này được thực hiện giữa nhà thầu, các kỹ sư giám sát và gia chủ sau khi căn nhà đã hoàn thành.
Bảo hành ngôi nhà: Khi hoàn thành công tác nghiệm thu, căn nhà sẽ được bàn giao cho gia chủ và đưa vào quá trình sử dụng. Căn nhà sẽ được nhà thầu bảo hành, sửa chữa theo đúng các hạng mục đã ký kết.
Hoàn công
Chưa kết thúc ở bàn giao và bảo hành, khâu cuối cùng trong xây nhà trọn gói sẽ gồm công tác hoàn công. Công ty xây dựng sẽ tư vấn và hỗ trợ gia đình chuẩn bị thủ tục, những giấy tờ pháp lý theo đúng quy định của pháp luật để hoàn thành trọn vẹn công trình đã thi công.
Những loại giấy tờ cần trong quá trình hoàn công cần, đó là:
  • Giấy phép xây dựng.
  • Hợp đồng xây dựng mà chủ nhà ký với những nhà thầu thi công thiết kế và giám sát thi công (nếu có).
  • Bản báo cáo đầy đủ kết quả xây dựng.
  • Hồ sơ bao gồm thiết kế bản vẽ xây dựng.
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và các văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ xây dựng.
  • Bản vẽ hoàn công (đối với trường hợp thi công xây dựng có khác so với bản vẽ thiết kế mà công ty xây dựng cung cấp ban đầu).
  • Báo cáo kết quả thí nghiệm kết hợp bản báo cáo kiểm định (nếu có).
  • Văn bản thỏa thuận, văn bản xác nhận từ các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về vấn đề an toàn phòng cháy, chữa cháy và an toàn vận hành thang máy.
Kinh nghiệm gia chủ cần biết khi chọn dịch vụ xây nhà trọn gói
Để bạn có được ngôi nhà hoàn hảo như ý muốn, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn kinh nghiệm xương máu khi lựa chọn dịch vụ xây nhà trọn gói như sau:
Lập kế hoạch cụ thể
Công việc cần thiết đầu tiên mà bạn cần đó là lên kế hoạch xây nhà một cách chi tiết. Một bản kế hoạch không chỉ cho bạn biết được xây nhà trọn gói gồm những gì mà còn là nền móng để thực hiện, quản lý những khâu tiếp theo.
Để thực hiện kế hoạch, trước tiên bạn cần xác định được nhu cầu sử dụng và công năng sử dụng để có thể xác định cơ bản về diện tích xây dựng, số lượng các phòng kèm theo một số tiện ích như gara, sân thượng, sân vườn, hồ bơi,…. sao cho hợp với diện tích đất, quy mô gia đình. Tiếp đến, cần ước tính chi phí của mỗi hạng mục để chuẩn bị phương án tài chính và cuối cùng là xác định thời gian để tiến hành xây nhà cho phù hợp.
Chọn đơn vị uy tín
Nhà thầu là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định trực tiếp tới việc bạn có thể sở hữu một ngôi nhà hoàn hảo hay không. Do đó , hãy tìm hiểu thật kỹ và sáng suốt lựa chọn một đơn vị nhà thầu thật sự uy tín. Đừng bỏ qua thông tin về các công trình mà nhà thầu đã từng thực hiện. Nếu có cơ hội và thời gian, bạn hãy tới thăm công trình thực tế, vì nó phản ánh chân thực và chính xác năng lực của nhà thầu.
>>>>>>>>>>> XEM THÊM: Xây nhà trọn gói uy tín
Trao đổi thẳng thắn, chi tiết với đơn vị xây dựng
Sau khi lựa chọn được nhà thầu ưng ý, bạn hãy trao đổi chi tiết về những mong muốn, tiêu chí của mình về căn nhà để nhà thầu có thể lên bản vẽ thiết kế và chuẩn bị các phương án cho thi công xây dựng phù hợp nhất. Bản vẽ thiết kế của nhà thầu sẽ cung cấp cho bạn những hạng mục chi tiết nhất, từ đó gia chủ có thể chỉnh sửa, tối ưu lại các hạng mục trong kế hoạch ban đầu.
Giám sát kỹ càng
Để có thể đảm bảo rằng nhà thầu làm đúng với những gì đã cam kết, bạn hãy tập đọc và nghiên cứu bản vẽ thiết kế để có thể tự giám sát quy trình thi công, kiểm soát được bảng vật tư xây dựng,… đối chiếu mỗi giai đoạn với phương án trước đó để có thể phản hồi kịp thời.
Đừng quên chế độ bảo hành
Thông thường, các công trình xây nhà trọn gói sẽ được bảo hành trong vòng 12 tháng kèm theo các cam kết xây dựng và sử dụng từ đơn vị thi công. Do đó, nếu phát hiện tình trạng xuống cấp, các vết rạn nứt hay hư hỏng gia chủ cần báo lại ngay với công ty xây dựng để có thể đưa ra biện pháp khắc phục, sửa chữa hoặc đền bù tổn thất.
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom