Để thay nhớt xe ô tô uy tín ở TpHCM, bạn cần biết những gì?

Tham gia
30/10/21
Bài viết
23
Được thích
0
42 #1
Với những tiến bộ về công nghệ, động cơ xe ngày nay được làm nhỏ, hoạt động mạnh mẽ và hiệu suất đạt chất lượng cao hơn. Kéo theo đó là ngành công nghiệp dầu nhớt cũng không ngừng phát triển để kịp theo đuổi và thích ứng được với hiện tại. Do đó, dầu động cơ cũng trở nên đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao.
Công dụng của dầu nhớt ô tô
Các loại dầu nhớt xe ô tô nói chung là loại dầu dùng để bôi trơn cho các bộ phận cơ khí, có nguồn gốc từ dầu mỏ kết hợp thêm các phụ gia. Trong đó các phụ gia được thêm vào với mục đích làm cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra đối với từng thành phần khác nhau mà dầu mỏ nguyên bản không đáp ứng được.
Tìm hiểu thêm cửa hàng thay nhớt uy tín TPHCM
Các loại dầu nhớt và cách phân biệt
Nhớt ô tô có rất nhiều loại trên thị trường nhưng nếu bạn chưa biết thay dầu nhớt cho oto loại nào tốt thì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Về cơ bản, dầu nhớt có thể được phân biệt theo các tiêu chí sau:
+ Phân loại theo độ nhớt (SAE).
+ Phân loại theo tính năng (API).
Phân loại theo độ nhớt (SAE)
Trong động cơ, dầu có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại.
Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao.
Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.
Phân loại theo độ nhớt (SAE) là gì ?
Ở phương pháp phân loại theo độ nhớt, các nhà sản xuất dầu nhớt thống nhất dùng cách phân loại của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive Engineers). Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay đa cấp. Dầu đa cấp có độ nhớt thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau còn dầu đơn cấp chỉ đáp ứng ở một nhiệt độ nào đó.
Dầu nhớt có độ nhớt đơn cấp: Dầu động cơ có độ nhớt đơn cấp thường được ký hiệu là SAE 40, SAE 50. Các loại dầu nhớt có độ nhớt đơn cấp thường chỉ bảo đảm đạt độ nhớt ở nhiệt độ cao theo tiêu chuẩn để bôi trơn động cơ. Khi ở nhiệt độ thấp, độ nhớt đơn cấp có thể sẽ quá đặc, gây khó khăn cho quá trình khởi động cũng như lưu thông.
Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp: Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp thường có ký hiệu là SAE 10W-30, 15W-40, 20W-50, SAE 0W-40… Nhớt đa cấp có thể khắc phục được nhược điểm của dầu nhớt đơn cấp, đảm bảo bôi trơn động cơ ở nhiệt độ cao, giúp xe dễ khởi động và lưu thông.
Phân loại theo tính năng (API)
API (American Petroleum Institute) là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dầu nhớt của viện dầu mỏ Hoa Kỳ. API được phân thành hai loại là dầu chuyên dụng và dầu đa dụng.
Các cấp chất lượng của API đối với động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG,…và cấp mới nhất hiện nay là API SN. Đối với động cơ Diesel, API được ký hiệu là CA, CB, CC, CD…
Trong đó, chữ cái cuối cùng của ký hiệu được dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái. Chữ cái càng đứng sau sẽ thể hiện cho cấp càng cao. Ví dụ, cấp API SN sẽ hơn SM và cao hơn SL…
Các loại dầu nhớt cho ô tô cần thay thế định kỳ
Dầu nhớt động cơ

Dầu nhớt động cơ giúp duy trì hoạt động của hệ thống động cơ qua cơ chế bôi trơn, giảm ma sát và làm sạch các bộ phận cơ khí như piston, xi lanh hay trục khuỷu. Bởi quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ có thể tạo thành những muội than, cặn bẩn,... và chúng được lưu giữ trong dầu nhớt nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới các bộ phận cơ khí.
Sau thời gian dài sử dụng, dầu nhớt sẽ bị xuống cấp làm giảm khả năng bôi trơn và chứa các cặn bẩn. Vì vậy người lái cần theo dõi, kiểm tra và thay dầu nhớt động cơ định kỳ sau mỗi 5.000 km hoặc khoảng 4 tháng để đảm bảo môi trường vận hành lý tưởng nhất.
Dầu hộp số
Dầu hộp số có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát, chống gỉ sét… giúp các bộ bánh răng bên trong hộp số có thể hoạt động trơn tru. Ở hộp số tự động, loại dầu nhớt này còn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động của bộ ly hợp thủy lực.
Dầu hộp số thường xuyên phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao dễ khiến các phân tử trong dầu nhớt bị bẻ gãy, không còn đảm bảo hiệu quả làm việc. Ngoài ra, giống như động cơ, các muội than, cặn bẩn và bụi kim loại li ti từ quá trình vận hành của hộp số sẽ được lưu trữ trong dầu nhớt khiến dầu bị đặc dần, không còn hiệu quả bôi trơn. Do đó thay dầu hộp số ô tô cũng là điều cần được chú ý và thực hiện định kỳ.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, dầu hộp số nên được thay sau mỗi 40.000 - 50.000 km sử dụng đối với xe hộp số sàn, và sau mỗi 60.000 - 150.000 km đối với hộp số tự động.
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom