Kinh nghiệm kinh doanh thời trang cho người mới bắt đầu

DoHa

Member
Tham gia
12/6/20
Bài viết
150
Được thích
0
129 #1
Kinh doanh thời trang đang là một trong những lựa chọn được khá nhiều bạn trẻ đưa ra cho chiến lược phát triển của mình. Song để có thể thực hiện thành công, nó không hẳn là điều dễ dàng. Hãy cũng tìm hiểu những kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây để tích lũy thêm kiến thức nhé.

1. Xác định phân khúc khách hàng mà mình nhắm tới
Hiện nay các mặt hàng thời trang rất đa dạng, do đó bạn cần xác định rõ ràng mình sẽ kinh doanh loại quần áo gì và đối tượng khách hàng mục tiêu của cửa hàng là ai. Bạn có thể chọn một loại sản phẩm đặc trưng nào đó cho cửa hàng mình như quần áo công sở, đồ thể thao, đồ bộ, váy cưới, đồ bình dân hay cao cấp… và xác định đối tượng khách hàng nhắm tới là nam, nữ, trẻ em hay có thể kết hợp tất cả.
Những điều này tùy thuộc vào ý tưởng, mong muốn và nghiên cứu của bạn về tình hình thị trường thời trang hiện tại. Bạn nên lập ra một danh sách những thứ cần triển khai trong giai đoạn này một cách cụ thể và chi tiết để có thể đưa ra ý tưởng tuyệt vời nhất cho mình.

2. Phân bổ nguồn vốn an toàn
Việc mở cửa hàng thời trang đòi hỏi bạn phải đầu tư một số vốn không nhỏ. Do đó, bạn cần phải lập kế hoạch chi tiêu thật kỹ lưỡng cho từng công việc bao gồm thuê mặt bằng, nhập hàng hóa, thuê nhân viên, trang trí nội - ngoại thất, quảng cáo, chi phí vận hành cửa hàng hàng tháng… Đây là điều bắt buộc bạn phải làm trước khi cho cửa hàng đi vào hoạt động chính thức giúp kiểm soát tốt các chi phí phát sinh sau này.

Bạn có thể hỏi kinh nghiệm thực tế từ những người đi trước - các chủ cửa hàng thời trang mà bạn quen. Hoặc bạn có thể cân nhắc việc đi làm ngắn hạn tại một shop có quy mô tương đối để học hỏi, tìm hiểu kỹ hơn về các hoạt động chủ yếu trong ngành hay các khoản chi phí cần thiết để duy trì cửa hàng. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc xây dựng và quản lý tài chính cho mình.

3. Tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh
Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn có thể tìm kiếm nguồn hàng từ người quen hoặc tham khảo trên Internet, sau đó hãy liên lạc trực tiếp với nhà cung cấp áo quần và đến tận nơi để kiểm tra chất lượng hàng hóa. Điều này giúp bạn giảm được những rủi ro không mong muốn như hàng lỗi, hàng kém chất lượng, hay bị lừa đảo qua mạng.

Sự đa dạng trong sản phẩm sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng, tuy nhiên không nhất thiết phải chiều theo sở thích của tất cả những vị khách bước vào cửa hàng mà cần phải nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu và có những hàng hóa đặc trưng cho đối tượng đó để tạo sự khác biệt cho cửa hàng của bạn.

4. Lựa chọn vị trí cửa hàng phù hợp
Đừng vội chọn một địa điểm nào đó mà chưa tính toán kỹ lưỡng. Kinh nghiệm cho bạn là hãy nghiên cứu và khoanh vùng các con đường hay các khu mua bán có nhiều người qua lại, tiếp theo tìm hiểu xem xung quanh đó đã có những cửa hàng thời trang nào, họ kinh doanh mặt hàng gì, sản phẩm của họ có trùng với ý tưởng kinh doanh của mình không…

Tuy nhiên, việc chọn được một vị trí cửa hàng ở khu vực đông đúc lại không hề đơn giản vì chi phí chắc chắn sẽ tăng cao. Dù vậy, bạn vẫn có thể tìm những nơi không cần quá đông người nhưng tập trung được khách hàng thuộc phân khúc đã chọn.

5. Trang trí cửa hàng đẹp và thu hút
Việc trang trí nội - ngoại thất đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một cửa hàng thời trang. Nếu ngoại thất khiến cửa hàng bạn thu hút được khách hàng thì nội thất lại giúp bạn giữ khách hàng ở lại lâu hơn. Ngoài ra, việc trang trí và sắp xếp cửa hàng hợp lý còn giúp bạn quản lý cửa hàng tốt hơn.

6. Đăng ký kinh doanh cho cửa hàng
Về cơ bản, dù quy mô lớn hay nhỏ thì bạn cũng cần phải đăng ký kinh doanh cho cửa hàng của mình. Hãy tham khảo các thông tin và thủ tục đăng ký trên Internet. Ngoài ra, bạn có thể làm việc với luật sư để đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước cần thiết, có được mã số thuế và được tư vấn cụ thể các thủ tục đi kèm.

7. Tận dụng hiệu quả các kênh bán hàng online
Việc tận dụng hiệu quả các kênh online để bán hàng giúp shop thời trang của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Các kênh online bán hàng hiệu quả phổ biến nhất hiện nay như Facebook, Instagram, Zalo, các sàn thương mại điện tử… Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều kênh một lúc sẽ khiến bạn tốn thêm chi phí mà hiệu quả kênh bị sụt giảm.

Đặc biệt khi bán hàng online, uy tín của shop sẽ được đặt lên hàng đầu. Hình ảnh sản phẩm đăng trên mạng phải là ảnh chụp thật hoặc giống với sản phẩm bên ngoài. Điều này sẽ khiến khách hàng tin tưởng và hài lòng với cung cách làm việc của shop bạn. Ngoài ra, bạn cần phải có kiến thức và sự am hiểu tường tận về sản phẩm để cung cấp cho khách hàng những thông tin chuẩn xác hay những bài viết quảng cáo chất lượng chứ không chỉ là spam bài viết cho có.

8. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng thời trang vào hoạt động kinh doanh
Khi đi vào hoạt động, sẽ có hàng trăm công việc mà bạn cần phải thực hiện để duy trì và phát triển cửa hàng như tính toán doanh thu và lợi nhuận, kiểm kê hàng tồn kho hay quản lý nhân viên. Khâu tư vấn, hỗ trợ và bán hàng tại cửa hàng cũng là một bước vô cùng quan trọng quyết định trải nghiệm của khách hàng.

Vậy đừng ngần ngại trang bị một phần mềm quản lý bán hàng tại cửa hàng thời trang, vừa giúp bạn tính toán nhanh hơn, vừa tiết kiệm thời gian để bạn có thể tập trung cho công việc chính là phát triển kinh doanh và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Abit là một phần mềm quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu quản lý của cửa hàng như quản lý hoạt động kinh doanh, xuất-nhập - tồn kho, khách hàng, quản lý theo thời gian thực… Hãy đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày phần mềm ngay hôm nay để được trải nghiệm quy trình bán hàng chuyên nghiệp nhất hiện nay nhé!

Nguồn: Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:
Top Bottom