Vì sao các hãng điện thoại đang chật vật giành giật thị trường tại Việt Nam, còn Samsung thì không?

ThanhPhong

New Member
Tham gia
18/5/17
Bài viết
6
Được thích
4
6952 #1

Có một sự thật là Samsung luôn chiếm số lượng nhiều nhất trong các bảng xếp hạng về doanh số ở mảng di động. Bằng chứng là nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc đã chiếm tới 6 trong tổng số 10 mẫu máy bán chạy nhất ở những hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam như Thế giới di động và FPT Shop suốt cả tháng 2 và tháng 3.

Theo số liệu được công bố bởi GfK, tính đến hết tháng 11 năm 2016, Samsung vẫn giữ vị trí số 1 tại thị trường di động Việt Nam, chiếm 36,7% thị phần. Theo sau với khoảng cách khá xa là OPPO ở vị trí số 2 với 22%. Khá buồn khi Sony đình đám một thời chỉ còn nắm 3,9% thị phần di động. Với ông hoàng Nokia và nay là Microsoft, con số này chỉ còn lại 3,7%.


Với việc Samsung và OPPO đã chiếm tới 60% thị phần, miếng bánh 40% còn lại trở nên nhỏ bé với một bản danh sách dài các nhà sản xuất khác. Sự chênh lệch quá lớn giữa Samsung và phần còn lại khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: “Vì đâu mà Samsung dường như đang một mình một ngựa và chẳng có lấy một đối thủ xứng tầm?”.

Chiến lược "càn quét" mọi mặt trận

Bạn có thấy rằng ngày xưa thị trường di động chỉ có 3 phân khúc cơ bản là thấp, trung và cao? Còn ngày nay thì có vô vàn các phân khúc. Nếu để ý kỹ một chút, khoảng cách giữa các phân khúc đã trở nên rất gần. Thay vì từ 3 đến 5 triệu đồng như trước kia, giờ khoảng cách đã được thu hẹp chỉ còn khoảng 2 triệu đồng.

Khi thị trường di động đã gần trở nên bão hoà, nhiều nhà sản xuất có xu hướng chia thị trường thành các phân khúc (market segmentation) nhỏ hơn để rồi tập trung khai thác khách hàng trong phân khúc mà họ thấy ít cạnh tranh nhất hoặc hiệu quả nhất trong khả năng và sở trường. Samsung cũng chia thị trường thành nhiều phân khúc nhưng phủ khắp gần như tất cả, phân khúc nào cũng có sản phẩm phù hợp với đối tượng.



Chẳng có nhà sản xuất nào lại “đánh” đều và mạnh trên tất cả các phân khúc như Samsung. Ở phân khúc phổ thông, họ có E1200. Tiếp đến là Galaxy J1 và Galaxy J2 ở phân khúc 2 triệu đồng. Từ 3 – 5 triệu đồng, họ có Galaxy J3, J5, J7 và J5, J7 Prime. Cao hơn một chút là bộ 3 Galaxy A3, A5, A7 cứ thế rải đều cách nhau 2 triệu đồng một. Kế tiếp đó là C9 Pro nhắm vào cấu hình cao ở phân khúc trên 11 triệu đồng.

Cuối cùng là phân khúc cao cấp nhất với Galaxy S8 và S8 Plus ở khoảng cách cao vọt lên mức trên 18 triệu đồng. Ở giữa khu vực trung và cao cấp, đừng quên những mẫu siêu phẩm chỉ với vừa một năm trước đây thôi như Galaxy Note 7, Galaxy S7 và Galaxy S7 Edge.


Chiến thuật phủ khắp và đầu tư nghiêm túc cho từng phân khúc giúp Samsung có ưu thế hơn hẳn các đối thủ trong việc vẽ nên chân dung khách hàng mục tiêu. Đối với mỗi phân khúc, Samsung nghiên cứu kỹ các đối thủ của họ, tìm cách định vị sản phẩm của mình để rồi từ đó đưa ra các chiến thuật kinh doanh hợp lý. Bằng cách làm đó, họ luôn biết cách vượt lên trên các đối thủ và làm chủ các phân khúc này.

Xét trên một bài toán tổng thể, việc làm chủ cho mình nhiều phân khúc thị trường khác nhau giúp doanh số bán hàng của Samsung luôn ở top đầu. Điều này luôn đúng kể cả khi họ có thể bị so kè 1 vs 1 ở một vài phân khúc, ví dụ như với Apple tại phân khúc thị trường smartphone cao cấp chẳng hạn.

Cung cấp những gì khách hàng "CẦN" thay vì những gì họ "MUỐN"


Trước đây Samsung thường đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ mới. Tuy vậy các tính năng đó thường chỉ để chơi và khoe với nhau nhiều hơn là để dùng. Tiêu biểu nhất trong số này là các tính năng kiểu như Smart Sroll (giúp lăn thanh dấu trang lên xuống bằng ánh mắt); Air Gusture (Điều khiển cách không, chỉ cần để hờ tay mà không cần chạm lên màn hình cũng có thể vuốt), rồi đến trang Flipboard hao pin, nặng máy, chẳng mấy ai sử dụng.

Người dùng rõ ràng rất háo hức với những cái mới. Tuy nhiên, họ cũng cực kỳ dễ lãng quên nếu như nó chẳng có mấy giá trị đối với mình. Hậu quả nhãn tiền của điều này là chỉ vài năm trước đây, những mẫu Galaxy S4, Galaxy S5 không quá nổi bật với sự cạnh tranh đầy khốc liệt của những sản phẩm từ những tên tuổi lớn khác.


Khoảng 3 năm trở lại đây, Samsung trở nên thực dụng hơn rất nhiều. Các tính năng mới được chau chuốt hơn, nặng về thực tế hơn là… trình diễn. Điều đó rõ ràng cho thấy sự hiệu quả khi mà những tính năng tưởng chừng như rất đơn giản như mở khoá bằng mống mắt, nhấn đúp nút Home để truy cập nhanh camera hay khả năng kháng nước lại đem về cho Samsung những sự thành công đến bất ngờ.
Họ cũng rất ít khi đầu tư vào những tính năng “đắt tiền” mà ít người thực sự quan tâm như các công nghệ về âm thanh chẳng hạn. Thay vào đó là camera, đơn giản chỉ cần cầm máy lên và chụp, ảnh đẹp sẵn mà không cần người dùng phải làm thêm các bước hậu kỳ. Đây rõ ràng là một điểm “đáng tiền” bởi không phải người dùng nào cũng là dân “pờ rồ” về chụp ảnh. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho việc "Muốn" và "Cần".


Ảnh chụp dưới nước bằng Galaxy A5 2017. (Xem thêm)

Bên cạnh đó, cuộc cách mạng về thiết kế với việc từ bỏ lớp vỏ nhựa và khoác lên mình bộ khung kim loại và kính cũng khiến những chiếc điện thoại Samsung ngày càng thay da đổi thịt. Việc bắt kịp xu hướng thẩm mỹ của người dùng một cách kịp thời và đầu tư nghiêm túc giúp Samsung vẫn là đơn vị dẫn đầu thị trường smartphone.
Ngoài ra, chẳng có nhà sản xuất nào lại có thể liên kết với nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Samsung. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, mua về một chiếc Galaxy S8 và được tặng vé xem phim miễn phí tại CGV cùng cafe Highland cứ mỗi cuối tuần trong suốt một năm. Tính sơ sơ đó thôi cũng đủ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Không chỉ có các dòng máy cao cấp, ngay cả với những dòng máy tầm trung, Samsung cũng rất biết cách chăm sóc các khách hàng của mình. Cứ mỗi đợt sản phẩm mới được tung ra, ngoài quà tặng "khủng" cho người dùng đặt mua trước, Samsung còn cung cấp một loạt voucher đặc biệt tại CGV hoặc Lotteria dành riêng cho mẫu máy đó trên dịch vụ Galaxy Gift, và còn nhiều ưu đãi khác nữa.

Nói một cách khác, thay vì cung cấp cho khách hàng sự mới lạ và những gì họ muốn. Samsung giờ đây chọn phương án tìm cách giảm quyết các nhu cầu thực sự của khách hàng, kể cả những nhu cầu ẩn giấu mà họ chẳng hề hay biết.
Samsung đã “thuyết phục” bạn như thế nào?

Có một quy tắc chung để có thể đẩy số tăng sale. Đầu tiên là phải làm cho người dùng biết đến thương hiệu của mình (brand awareness). Kế đến là có cảm tình với thương hiệu (brand attitude) điều này sau đó sẽ dẫn đến ý định sẽ mua chúng. Vì sao Samsung không có đối thủ ư? Vì họ quá giỏi trong lĩnh vực này.


Các sản phẩm của Samsung luôn có sự hấp dẫn người dùng

Samsung rất biết cách để khiến người dùng chú ý đến sản phẩm của họ. Hãy tạm gác lại những banner, các quầy hàng với những PG, PB tại từng điểm bán, đây là điều mà rất nhiều doanh nghiệp đã và đang làm. Tuy nhiên, điều tạo nên sự khác biệt cho Samsung ở chỗ, họ là người giỏi nhất trong việc tăng độ phủ sóng trên các kênh truyền thông mạng xã hội, bởi lẽ đây là nơi mà thông tin được lan truyền nhanh nhất, mạnh mẽ nhất hiện tại trong khi chi phí lại có phần tiết kiệm hơn.


Có một chiếc điện thoại sở hữu khả năng chống nước trong MV Có em chờ của Min. Đố bạn biết là mẫu máy nào đấy.

Samsung làm điều này thông qua một đội ngũ các “sứ giả” là những KOL và những người tạo ảnh hưởng (influencer). Từ Thanh Hằng, Đông Nhi, Only C, Issac, Soobin Hoàng Sơn của làng giải trí đến các nhiếp ảnh gia nổi tiếng như anh Hải Piano, anh Nguyễn Phúc Lộc, anh Minh Hòa… Nói chung, ở mỗi nhóm khách hàng tiềm năng, Samsung đều có cách xây dựng một hệ thống những người gây ảnh hưởng của riêng mình.

Bên cạnh đó, các sự kiện offline và show diễn âm nhạc cũng diễn ra ở rất nhiều nơi, với sự góp mặt (check in) đều đặn của các gương mặt nổi tiếng. Đó đều là những người có cả triệu fan theo dõi trên các trang mạng xã hội.
Bằng cách làm này, Samsung đã thành công trong việc tạo ra sự chú ý (Attention) của khách hàng, làm cho họ thích thú (Interest), gây nên sự ham muốn sử dụng sản phẩm trong họ (Desire) và dẫn đến hành động mua hàng (Action). Đây là một phần trong bộ nguyên tắc A.I.D.A kinh điển đối với những người làm marketing cho doanh nghiệp.



Samsung cũng rất khôn khéo trong việc xây dựng cộng đồng, tạo ra các fanpage, group và giúp người dùng giải quyết được các vấn đề của họ trong quá trình sử dụng. Rõ ràng, chẳng ai muốn sử dụng một chiếc điện thoại mà khi có vấn đề, xung quanh chẳng có ai để hỏi han. Samsung biết điều đó và họ một lần nữa cho thấy sự nhanh nhạy, yếu tố làm nên chiến thắng.

Bằng những cách làm cực kỳ hiệu quả đó, Samsung đã từng bước, từng bước tiếp cận các khách hàng tiềm năng của mình. Một khi liên tục xuất hiện hình ảnh thương hiệu Samsung trong đầu, cộng với đó là cảm giác ấn tượng, tin tưởng, đôi khi có cả sự thích thú, chắc chắn tỷ lệ mua điện thoại Samsung cũng sẽ vì thế mà tăng lên trông thấy.

Dĩ nhiên phải xét đến tiềm lực về tài chính, rõ ràng ai cũng biết Samsung có rất nhiều tiền, tuy nhiên cần phải tỉnh táo để thấy ở cùng một phân khúc cạnh tranh khốc liệt, các đối thủ cũng không phải yếu về tài chính và độ "máu" trong đầu tư, nhưng vấn đề là đầu tư thế nào, quảng cáo ra sao, sản phẩm có những điểm gì nổi bật, bởi lẽ người tiêu dùng giờ đây đã chịu tìm tòi nghiên cứu sản phẩm hơn, kể cả các dịch vụ kèm theo, như bảo hành, ưu đãi, chăm sóc khách hàng... thì "nhiều tiền" không thực sự là lý do duy nhất giúp Samsung thống lĩnh thị trường và chiếm được lòng tin của khách hàng. Đó cũng là những lý do, Samsung vẫn cứ "sống khoẻ" trong khi nhiều nhãn hàng khác phải chật vật vì nỗi lo bài toán thị phần.

Có thể bạn quan tâm:
 
Last edited by a moderator:
Tham gia
30/3/17
Bài viết
87
Được thích
35
#2
giống như apple ấy, samsung là thương hiệu lớn lâu năm rồi, bán đt nhiều phân khúc cho nhiều đối tượng nữa
 
Tham gia
29/3/17
Bài viết
68
Được thích
24
#3
Giữa SS và ip mình vân thích ip hơn, k phải chạy theo trào lưu mà là vì độ nhạy của màn hình cảm ứng
 

ThanhPhong

New Member
Tham gia
18/5/17
Bài viết
6
Được thích
4
#5
giống như apple ấy, samsung là thương hiệu lớn lâu năm rồi, bán đt nhiều phân khúc cho nhiều đối tượng nữa
Apple có mỗi 1 phân khúc thôi mà bạn. Lấy sp của những năm trước để dùng cho các phân khúc thấp hơn. Hihi
 
Top Bottom