Xuất hiện loại USB di động có thể phá hủy máy tính trong tích tắc

TR02

New Member
Tham gia
9/2/14
Bài viết
0
Được thích
5,971
5161 #1

Bạn đã bao giờ từng dính virus máy tính và phải "cặm cụi" khắc phục hậu quả? Nếu đã từng, hẳn bạn biết sự quái ác của chúng đến mức nào. Tuy vậy, những điều mà bạn từng trải qua có lẽ không thể so sánh được với USB Killer, một thiết bị có hình dạng tương tự một ổ USB nhưng có sức huỷ diệt hết sức đáng sợ.

Nhưng trước hết, USB Killer (cả bản đầu và bản mới nhất) đều không phải là virus. Chúng không phải là phần mềm hay mã độc gì hết. Có nghĩa bạn không thể sử dụng các chương trình diệt virus để chống lại thứ thiết bị phá hoại này.


USB Killer 2.0 có hình dáng không khác một ổ USB thông dụng

Về bản chất, USB Killer là một tập hợp các linh kiện điện tử gồm tụ điện, mạch chuyển đổi AC/DC, các FET... được đóng gói thành một thiết bị giống các ổ USB thông dụng. Sau khi được cắm vào máy tính (bất kể hệ điều hành), nó sẽ chuyển đổi dòng điện được xuất ra thành một điện thế 220 V (phiên bản đầu tiên là 110 V) và truyền ngược lại các chân tín hiệu của máy tính. Kết quả là những thành phần chính yếu của máy tính sẽ bị "nướng chín" ngay sau đấy.

Clip demo khả năng huỷ diệt máy tính của USB Killer 2.0

Trong clip demo sức huỷ diệt của USB Killer 2.0, tác giả của thiết bị này, Dark Purple, thực nghiệm trên chiếc laptop Lenovo Thinkpad X60. Bo mạch chủ của chiếc laptop đã bị hỏng hoàn toàn và Purple đã đặt hàng một chiếc board mới để thay thế, dữ liệu trên ổ cứng vẫn không sao. Tuy nhiên đấy chỉ là clip demo, trong trường hợp khác, chúng ta không chắc liệu CPU hoặc RAM hoặc ổ cứng của máy có thể chịu được cú shock như vậy hay không.

Nhưng ý nghĩa của việc Purple làm ra thiết bị này là gì? Lẽ tất nhiên, anh không có ý định dùng nó tấn công người khác. Song với những hacker chuyên nghiệp, những kẻ tấn công có chủ ý, với những kiến thức điện tử trong tay, họ hoàn toàn có thể làm ra một sản phẩm tương tự, thậm chí còn nguy hiểm hơn. Thử hình dung ra một quả bom mini "đội lốt" một ổ flash USB hoặc một ổ cứng di động (để chứa được nhiều thuốc nổ hơn), những nạn nhân "tò mò" rất có thể không kịp hối hận.

Câu chuyện về USB Killer cũng gợi cho chúng ta nhớ lại sâu máy tính Stuxnet xuất hiện cách đây không lâu. Loại virus này không tấn công vào các máy tính bị lây nhiễm, mà là các chip điều khiển hệ thống quạt làm mát trong các lò phản ứng hạt nhân của Iran. Chúng "hẹn giờ" trước cho các chip điều khiển ngưng chạy quạt làm mát, khiến cho chương trình làm giàu uranium của Iran bị đình trệ. Tuy chưa xác định được ai là tác giả của Stuxnet, nhưng nhiều chuyên gia nghi ngờ rằng các hacker của Mỹ hay Israel đứng sau vụ này.


Cơ chế tấn công có chủ đích của sâu Stuxnet nhằm vào hệ thống làm mát trong lò hạt nhân của Iran

Sự xuất hiện của USB Killer và Stuxnet cảnh báo cho chúng ta về một loại hình tấn công công nghệ cao kiểu mới - các cuộc tấn công có chủ đích và phá hoại triệt để đối phương. Do chúng ta ngày càng tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ, chúng sẽ là vật trung gian lý tưởng để kẻ tấn công tiếp cận nạn nhân.

Riêng với USB Killer, do đây là một thiết bị điện tử hoàn toàn độc lập, cơ chế hoạt động không dựa trên phần mềm nên bất kể bạn đang dùng laptop chạy hệ điều hành nào cũng đều không an toàn với nó. Lời khuyên mà Purple đưa ra đó là - đừng bao giờ cắm những thiết bị USB "lạ" không quen biết vào máy tính của bạn, vì đó có thể là lần cuối cùng bạn còn được dùng máy tính của mình.

Nguồn: VNReview
 
Last edited by a moderator:

Isomedra

New Member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
612
Được thích
295
#2
Laptop mình chỉ có 1 cổng USB ở bàn phím, còn bao nhiêu thì nằm trên màn hình hết. (nối với nhau qua mấy cái chân nhỏ nhỏ)... Hy vọng ko sao.
 

kevin_lukas

New Member
Tham gia
1/7/15
Bài viết
585
Được thích
289
#4
kiểu tấn công này không phải chủ đích vào dữ liệu mà là tác động chính vào nguồn điện, nói cách khác là nếu thiết bị đang chạy, cắm usb này vào nó sẽ thay đổi dòng điện ngược lại khiến thiết bị quá tải gây ra cháy nổ, hư hại đến máy tính. Clip ở trên cho thấy mainboard bị hư, song, data trong ổ cứng vẫn còn nguyên vẹn, nếu để đi phá người khác chỉ khiến họ tốn tiền mua main mới, chứ chẳng phá được dữ liệu nếu chủ đích muốn xóa hoặc phá đi dữ liệu của họ được. Hoặc cũng có thể clip thử nghiệm ở trên là do gặp may, ở tình huống khác có thể xảy ra cháy nổ :D

Thiết bị này nhắc mình nhớ đến 1 bài giảng lúc còn học ĐH, giảng viên hỏi " làm thế nào để 1 chiếc máy tính không bị nhiễm virus, backdoors v.v... " ... và câu trả lời ngây ngô khiến ai cũng phải bật cười của 1 anh bạn học cùng lớp " rút cable mạng ra thì lấy gì mà nhiễm nữa " :)))). Câu trả lời hay chứ ! Không dùng mạng thì lấy gì mà nhiễm, không mở máy, máy không có pin, không có điện thì người ta cắm usb vào chạy bằng cách nào :D
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom